1. EBITDA Là Gì?
EBITDA ( viết tắt của earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization) hay thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản hữu hình và khấu hao tài sản vô hình.
Đây là thước đo chính xác hơn về hiệu quả hoạt động của công ty vì nó thể hiện thu nhập của công ty trước khi phải nộp thuế, trả lãi vay, trước ảnh hưởng của các khoản khấu trừ tài chính và kế toán.
2. Công Thức Tính EBITDA
EBITDA được tính toán một cách đơn giản, với thông tin dễ dàng tìm thấy trên báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán của công ty.
EBITDA = Net Income + Interest + Taxes + Depreciation + Amortization
= Thu nhập ròng + Lãi vay + Thuế + D + A
Trong đó
D=Depreciation (khấu hao Tài sản hữu hình)
A=Amortization (khấu hao tài sản vô hình)
- Ý nghĩa:
EBITDA có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các công ty với nhau và với mức trung bình của ngành.
- Ví dụ:
Từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kinh doanh năm 2019 của nhà máy nhiệt điện PPC, có các số liệu sau đây:
Lợi nhuận kế toán trước thuế: 1,530 tỷ
chi phí lãi vay phát sinh: 12 tỷ
chi phí khấu hao: 35 tỷ
=> EBITDA 2019 = LNTT + Lãi vay + Khấu hao = 1,530 tỷ + 12 tỷ + 35 tỷ = 1,577 tỷ đồng
Như vậy, lợi nhuận (trước lãi vay, thuế và khấu hao) mà PPC làm ra là hơn 1,577 tỷ đồng.
3. Ứng dụng của EBITDA trong đầu tư
3.1. ebitda margin
- Khái niệm:
EBITDA margin là thước đo lợi nhuận hoạt động của một công ty trên doanh thu của nó.
EBITDA là viết tắt của Earnings before interest, taxes, depreciation and amortization, nghĩa là thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao hữu hình và khấu hao vô hình.
- Công thức tính:
EBITDA margin= (thu nhập trước lãi vay và thuế + khấu hao tài sản hữu hình + khấu hao tài sản vô hình) / tổng doanh thu
- Ý nghĩa:
EBITDA margin giúp dễ dàng so sánh lợi nhuận tương đối của hai hoặc nhiều công ty có quy mô khác nhau trong cùng một ngành, loại bỏ sự sai lệch do các vấn đề ngắn hạn hoặc các thao tác kế toán.
Nếu một công ty có tỷ suất EBITDA cao hơn có nghĩa là tỷ lệ tạo ra lợi nhuận trên doanh thu cao hơn, tương đương với việc chi phí hoạt động của công ty đó thấp hơn so với tổng doanh thu. Do đó, việc tính toán tỷ suất lợi nhuận EBITDA của một công ty rất hữu ích khi đánh giá hiệu quả xem công ty đó có đang tối ưu được chi phí hay không.
3.2. Chỉ số EV/EBITDA
- Khái niệm
EV/EBITDA, hay còn gọi là Enterprise Multiple, viết tắt của Enterprise Value / Earnings before interest, taxes, depreciation and amortization, nghĩa là giá trị doanh nghiệp chia cho thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao hữu hình và vô hình. Đây là chỉ số tài chính được dùng để xác định giá trị của một công ty.
- Công thức
Enterprise Multiple = EV / EBITDA
Trong đó:
EV=Giá trị doanh nghiệp=Vốn hóa thị trường +tổng nợ-Tiền và các khoản tương đương tiền
EBITDA=Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản hữu hình và khấu hao tài sản vô hìnhCác bác sĩ cho biế
- Ý nghĩa
Các nhà đầu tư chủ yếu sử dụng chỉ số này của một công ty để xác định xem một công ty đang được định giá thấp hay được định giá quá cao. Một tỷ lệ thấp so với các công ty cùng ngành hoặc trung bình lịch sử cho thấy rằng một công ty có thể bị định giá thấp và tỷ lệ cao cho thấy rằng công ty có thể bị định giá quá cao.
Chỉ số này có thể thay đổi tùy theo ngành, nhà đầu tư thường kỳ vọng chỉ số EV/EBITDA cao hơn trong các ngành tăng trưởng cao (ví dụ công nghệ sinh học) và thấp hơn trong các ngành có tốc độ tăng trưởng chậm (ví dụ đường sắt).
Giá trị doanh nghiệp (EV) là thước đo giá trị kinh tế của một công ty. Nó thường được sử dụng để xác định giá trị của doanh nghiệp nếu nó được mua lại. Đây được coi là thước đo định giá tốt hơn cho M&A so với giá trị vốn hóa thị trường vì nó bao gồm khoản nợ mà người mua sẽ phải trả và số tiền mặt mà họ nhận được.
4. Sự khác biệt giữa ebit và ebitda
Cả EBIT và EBITDA đều loại bỏ chi phí lãi vay và thuế, trong khi EBITDA thực hiện thêm một bước nữa là đưa chi phí khấu hao vô hình và hữu hình trở lại vào lợi nhuận của một công ty.
Vì chi phí khấu hao không được tính vào EBITDA, trong đó hai công ty có số lượng tài sản cố định khác nhau dẫn đến chi phí khấu hao cũng khác nhau, nên EBITDA có thể là một con số tốt hơn để so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty. Các công ty có tài sản cố định cao sẽ có khấu hao cao hơn và do đó EBIT thấp hơn các công ty có mức tài sản cố định thấp hơn. EBITDA hữu ích vì nó cung cấp một so sánh táo bạo về hiệu suất trước khi khấu hao được khấu trừ.
Xem thêm bài viết : EBIT