1. ROE (return on equity) là gì
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (tiếng Anh: Return On Equity – ROE) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. ROE có thể được coi là lợi nhuận của tài sản ròng
2. Công thức tính roe
2.1. Cách tính roe
Chỉ tiêu lợi nhuận được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dưới nhiều hình thức: lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và sau thuế. Các nhà phân tích thường dùng lợi nhuận sau thuế để tính toán tỷ
suất ROE. Tuy nhiên, theo quan điểm của Wikinvest, chỉ số ROE phản ánh mức độ hiệu quả, không phải mức lợi nhuận thu được, nên dùng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ phản ánh chính xác hơn hiệu quả kinh doanh khi không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân được tính bằng cách lấy trung bình cộng của tổng vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ.
Cách tính ROE dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân trong một thời kỳ được coi là phương pháp hay nhất vì đảm bảo sự kết hợp giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
2.2. Ví dụ về cách tính roe
Ví dụ: Công ty A có tổng tài sản bình quân là 200 tỷ, mỗi năm thu về lợi nhuận là 50 tỷ. Vậy công ty A có chỉ số ROA:
ROA = 50 / 200 = 25%
Điều này đồng nghĩa với việc:
Với 1 đồng tài sản, mỗi năm công ty đó sẽ tạo ra 0,25 đồng lợi nhuận sau thuế.
3. Ý nghĩa của chỉ số ROE
Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản, hay nói cách khác, thể hiện hiệu quả tạo ra lợi nhuận từ tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính.
Tuy nhiên, Chỉ số ROA không thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động khác ngành, do đặc thù của mỗi ngành khiến cho quy mô và cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp rất khác biệt.
Do đó, khi sử dụng chỉ số ROA để phân tích doanh nghiệp thì nên so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc so sánh chỉ số ROA qua nhiều năm đối với cùng một doanh nghiệp.
4. Chỉ số ROE như thế nào là tốt?
Như với hầu hết các chỉ số hiệu suất khác, chỉ số ROE được coi là tốt hay không còn phụ thuộc vào ngành của công ty và các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Mặc dù ROE trung bình dài hạn của các công ty trong S&P 500 là khoảng 14%, các ngành cụ thể có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với mức trung bình này.
Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, một doanh nghiệp đáng để đầu tư thường có chỉ số ROE đạt mức tối thiểu 15%. Ví dụ như:
- Warren Buffett, ông cho rằng đây là tiêu chí rất quan trọng trong việc lựa chọn công ty. Theo ông, một công ty hiệu quả là một công ty có chỉ số ROE >= 15%.
- Phương pháp CANSLIM của Wiliam O’Neil cũng đưa ra tiêu chí rằng chỉ số ROE của doanh nghiệp cũng cần đáp ứng tối thiểu 15%.
Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét chỉ số ROE trong một năm riêng lẻ mà nên quan sát trong nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì khả năng tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư chứng khoán mới chắc chắn.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm xu hướng của ROE qua các năm, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm. Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn. Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, bạn cũng cần quan sát thêm các yếu tố tác động đến ROE để phân tích. Chẳng hạn như yếu tố thị trường, ví dụ như trong năm 2020 vừa rồi cả thị trường chịu tác động của đại dịch Covid-19 khiến chỉ số của nhiều doanh nghiệp ROE giảm.
Hoặc trường hợp của các doanh nghiệp đang đầu tư mở rộng doanh nghiệp, hay có những dự án mới khiến chi phí gia tăng, lợi nhuận giảm và chỉ số ROE thấp. Lúc này nhà đầu tư không nên đánh giá doanh nghiệp dựa trên các chỉ số tài chính nữa, mà cần đánh giá kỹ triển vọng của doanh nghiệp, các dự án và lợi nhuận nó mang lại trong tương lai. Nếu không, bạn có thể bỏ lỡ các siêu cổ phiếu có khả năng tăng trưởng mạnh trong tương lai, x2, x3 lần giá cổ phiếu đấy.
5. Hãy sử dụng chỉ số ROE phát hiện vấn đề của doanh nghiệp.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao ROE trung bình hoặc cao hơn trung bình một chút lại tốt hơn là ROE cao gấp đôi, gấp ba mức ROE trung bình của nhóm ngành. Không phải cổ phiếu có ROE rất cao sẽ có giá trị tốt hơn sao?
Đôi khi ROE cao là một điều tốt nếu thu nhập ròng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu, nghĩa là hoạt động của công ty rất mạnh, tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt dựa trên việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ROE quá cao thường do vốn chủ sở hữu nhỏ so với thu nhập ròng, điều này cho thấy rủi ro. Có thể là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều để kinh doanh khiến tăng trưởng nhanh chóng, trong khi vốn chủ quá thấp so với nợ vay, tiềm ẩn nguy cơ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Sau đây là một số rủi ro cụ thể mà doanh nghiệp có thể đang gặp phải với một tỷ lệ ROE cao bất thường.
5.1. Lợi nhuận không ổn định
Vấn đề tiềm ẩn đầu tiên với ROE cao có thể là lợi nhuận không nhất quán. Ví dụ như, một công ty X, đã không có lãi trong vài năm. Các khoản lỗ hàng năm được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán trong phần vốn chủ sở hữu dưới dạng “lỗ lũy kế giữ lại”. Các khoản lỗ này là một giá trị âm và làm giảm vốn chủ sở hữu của cổ đông. Những năm này chỉ số ROE thấp vì Lợi nhuận và vốn chủ đều giảm.
Tuy nhiên, X đã làm ăn thuận lợi trong năm gần đây nhất và đã có lãi trở lại. Lúc này lợi nhuận tăng lên, trong khi vốn chủ sở hữu thấp do bị giảm trong nhiều năm, chỉ số ROE từ đó sẽ tăng lên đột biến so với các năm trước.
5.2. Dư nợ
Vấn đề thứ hai có thể gây ra ROE cao là dư nợ. Nếu một công ty vay nặng lãi, nó có thể tăng ROE vì vốn chủ sở hữu bằng tài sản trừ đi nợ. Công ty càng có nhiều nợ, vốn chủ sở hữu có thể giảm xuống. Một kịch bản phổ biến là khi một công ty vay một lượng lớn nợ để mua lại cổ phiếu của chính mình. Điều này có thể làm tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), nhưng nó không ảnh hưởng đến hiệu suất thực tế hoặc tỷ lệ tăng trưởng.
5.3. Thu nhập ròng âm
Cuối cùng, thu nhập ròng âm và vốn chủ sở hữu của cổ đông âm có thể tạo ra ROE cao rất ảo. Tuy nhiên, nếu một công ty có lỗ ròng hoặc âm vốn chủ sở hữu của cổ đông thì không nên tính ROE.
Nếu vốn chủ sở hữu của cổ đông bị âm, vấn đề phổ biến nhất là nợ quá nhiều hoặc khả năng sinh lời không bền vững. Tuy nhiên, có những ngoại lệ đối với quy tắc đó đối với các công ty có lãi và đã và đang sử dụng dòng tiền để mua lại cổ phiếu của chính họ. Đối với nhiều công ty, đây là một giải pháp thay thế cho việc trả cổ tức, và cuối cùng nó có thể làm giảm vốn chủ sở hữu (các khoản mua lại được trừ vào vốn chủ sở hữu) đủ để chuyển phép tính thành âm.
Trong mọi trường hợp, mức ROE âm hoặc quá cao nên được coi là một dấu hiệu cảnh báo mà nhà đầu tư cần chú ý và phân tích. Trong một số trường hợp hiếm hoi, tỷ lệ ROE âm có thể là do chương trình mua lại cổ phiếu được hỗ trợ bởi dòng tiền và sự quản lý xuất sắc, nhưng đây là kết quả ít có khả năng xảy ra hơn. Trong mọi trường hợp, một công ty có ROE âm không thể được dùng để đánh giá so với các cổ phiếu khác có tỷ lệ ROE dương.
6. Hạn chế của chỉ số ROE
ROE cao có thể không phải lúc nào cũng dương. ROE quá lớn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề — chẳng hạn như lợi nhuận không nhất quán hoặc nợ quá nhiều. Ngoài ra, ROE âm do công ty bị lỗ ròng hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông âm không thể được sử dụng để phân tích công ty, cũng như không thể được sử dụng để so sánh với các công ty có ROE dương.
Chỉ số ROE không ổn định bởi lợi nhuận bất thường
- Có những năm chuyển giao dự án nhiều, lợi nhuận rất đột biến. Bên cạnh đó cũng có những năm lợi nhuận thấp do không có dự án nào được chuyển giao xong.
- Lợi nhuận không ổn định có thể gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Xuất hiện những khoản thu nhập bất thường.
- Các doanh nghiệp bất động sản sẽ phụ thuộc vào tiến độ bàn giao.
Chỉ số ROE bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán
- Các doanh nghiệp có thể can thiệp vào chỉ số lợi nhuận trên vốn khi điều chỉnh các chính sách kế toán của doanh nghiệp, đây là một trong những hạn chế lớn nhất của chỉ số này.
Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ làm tăng chỉ số ROE
- Khi doanh nghiệp mua cổ phiếu cũng có thể bị tác động, khi đó sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành và giảm vốn chủ sở hữu. Kết quả là lợi nhuận sau thuế không đổi, dẫn tới chỉ số này tăng lên không thực chất.
7. Lấy chỉ số ROE qua những nguồn dữ liệu có sẵn
Đôi khi bạn không cần phải tính toán chỉ số ROE thủ công như vậy, chỉ số ROE cũng được công ty, doanh nghiệp tính và đưa lên trên trang báo cáo tài chính của công ty, hoặc trên các trang báo tài chính chuyên biệt như cafef, vietstock. Bạn chỉ cần trực tiếp lấy số liệu trên.
Tuy nhiên, cách tính toán chỉ số giữa các nguồn dữ liệu có thể sai khác vì không dùng cùng một chỉ tiêu. Nếu là nhà đầu tư cẩn thận, bạn nên tự tính toán theo cách của mình để đưa ra đánh giá một cách sát nhất.
8. Các câu hỏi thường gặp
Chỉ số ROE như thế nào là tốt?
Như với hầu hết các chỉ số hiệu suất khác, chỉ số ROE được coi là tốt hay không còn phụ thuộc vào ngành của công ty và các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Mặc dù ROE trung bình dài hạn của các công ty trong S&P 500 là khoảng 14%, các ngành cụ thể có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với mức trung bình này.
Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, một doanh nghiệp đáng để đầu tư thường có chỉ số ROE đạt mức tối thiểu 15%/ năm.
Làm thế nào để bạn tính toán ROE?
Để tính toán ROE, các nhà phân tích chỉ cần chia thu nhập ròng của công ty cho vốn cổ đông trung bình của nó . Vì vốn chủ sở hữu của cổ đông bằng tài sản trừ đi nợ phải trả, ROE về cơ bản là thước đo lợi nhuận tạo ra trên tài sản ròng của công ty. Lý do vốn chủ sở hữu bình quân của cổ đông được sử dụng là con số này có thể dao động trong kỳ kế toán được đề cập.
Sự khác biệt giữa lợi nhuận trên tài sản (ROA) và ROE là gì?
Cả hai chỉ số ROA và ROE đều đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ số ROE chỉ tính đến lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, còn chỉ số ROA còn tính đến cả nợ của doanh nghiệp, do Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ. Do đó, nếu một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ và đòn bẩy tài chính cao thì ROE càng cao khi so với ROA.
Xem thêm bài viết : ROA là gì?