contact.wikinvest@gmail.com | 0392.398.516

Mô hình định giá tài sản vốn CAPM (CAPM model) là gì?

1. Mô hình định giá tài sản vốn camp (CAPM model) là gì?

1.1. Capital asset pricing model (CAPM model) là gì?

Mô hình định giá tài sản vốn (tiếng Anh: Capital asset pricing model, viết tắt là CAPM model) là một mô hình được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ ngành tài chính để định giá các chứng khoán rủi ro và tạo ra lợi nhuận kỳ vọng cho các tài sản dựa trên rủi ro của các tài sản đó và chi phí sử dụng vốn.

2. Công thức tính mô hình CAPM ( CAPM formula)

công thức của mô hình camp

Trong đó:

 – E(Ri): Tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho danh mục (Expected return of investment)

– Rf : Lãi suất phi rủi ro (free-risk rate)

– βi (Hệ số beta): Độ nhạy của chứng khoán đối với thay đổi trên thị trường

– Rm: Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường (Market return)

-[E(Rm) – Rf]: phần bù rủi ro thị trường.

2.1. Lãi suất phi rủi ro (risk-free rate) là gì

Lãi suất phi rủi ro (risk-free rate) là lãi suất được giả định bằng cách đầu tư vào các công cụ tài chính mà không bị rủi ro vỡ nợ (default risk). Tuy nhiên, những công cụ tài chính có thể gặp phải những loại rủi ro khác, ví dụ rủi ro thị trường (lãi suất thị trường thay đổi), rủi ro về tính lỏng (công cụ không thể được bán để lấy một khoản tiền mặt nhất định) …

Trong thực tế, không có thứ gọi là tài sản phi rủi ro. Tuy nhiên, trái phiếu chính phủ ngắn hạn (cho chính phủ vay tiền) là một khoản đầu tư tương đối an toàn. Trên thực tế, nó có thể được xem như một sự thay thế chấp nhận được cho tài sản phi rủi ro.

Lãi suất phi rủi ro thường bằng với lợi tức của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm. Lãi suất phi rủi ro phải tương ứng với quốc gia nơi đầu tư được thực hiện và thời gian đáo hạn của trái phiếu phải phù hợp với thời gian đầu tư.

2.2. Hệ số beta

Hệ số Beta là thước đo độ biến động hoặc rủi ro hệ thống của một cổ phiếu riêng lẻ so với rủi ro phi hệ thống của toàn bộ thị trường

Hệ số Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), tính toán lợi nhuận kì vọng của một tài sản sử dụng hệ số beta và lợi nhuận thị trường dự kiến.

Hệ số Beta = Cov (Re , Rm ) / Var (Rm)

Trong đó:

  • Re: tỷ suất sinh lời của chứng khoán e
  • Rm: tỷ suất sinh lời của thị trường
  • Cov ( Re,Rm): hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán e và tỷ suất sinh lợi của thị trường
  • Var( Rm): phương sai của tỷ suất sinh lời thị trường.

Ý nghĩa:

Việc tính toán hệ số Beta giúp cho các nhà đầu tư hiểu liệu một cổ phiếu có đi cùng hướng với các cổ phiếu trong thị trường hay không và mức độ biến động hay rủi ro của nó so với thị trường. Đối với hệ số Beta để cung cấp bất kì thông tin nào thì “thị trường” phải được sử dụng làm tiêu chuẩn liên quan đến cổ phiếu.

2.3. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng (expected return) là gì?

Lợi suất kỳ vọng là lợi suất bình quân của một cơ hội đầu tư trong tương lai trên cơ sở các khả năng sinh lời dự tính  Lợi suất kỳ vọng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Bất cứ nhà đầu tư nào khi tiến hành các hoạt động đầu tư cũng luôn mong muốn thu được lợi suất cao nhất và rủi ro phải đối mặt là thấp nhất. Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc ước lượng lợi suất kỳ vọng của các cổ phiếu hay các danh mục đầu tư. Đó cũng là nguyên nhân giải thích tại sao đa phần các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam thường đưa ra các quyết định đầu tư cảm tính, đầu tư theo đám đông thay vì dựa trên việc ước lượng lợi suất kỳ vọng và đánh giá mối tương quan giữa lợi suất và rủi ro.

Công thức tính lợi suất kỳ vọng

Trong đó

  • Ri  : Lợi suất kỳ vọng của biến cố i
  • Pi: Xác xuất xảy ra biến cố i
  • R: Lợi suất kỳ vọng
  • n: số biến cố có thể xảy ra

2.4. Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường (Market return) là gì?

Rm hay còn gọi lợi nhuận kì vọng của thị trường (the expected return of the market) là một nhân tố không thể thiếu trong mô hình CAPM (Capital asset pricing model).  

3. Ứng dụng của CAPM

– Ước tính lợi nhuận kì vọng

– Đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư

– Giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định về lựa chọn cổ phiếu

– Xây dựng danh mục đầu tư: Dựa vào mô hình này, nhà đầu tư nên nắm giữ kết hợp giữa tài sản phi rủi ro và có tính rủi ro hơn (cổ phiếu)

4. Ưu điểm của mô hình định giá tài sản vốn CAPM

a. Dễ sử dụng

CAPM là một phép tính đơn giản. Ta có thể dễ dàng kiểm tra để rút ra một loạt các kết quả có thể xảy ra nhằm cung cấp độ tin cậy về tỷ suất sinh lợi cần thiết.

b. Danh mục đầu tư đa dạng

CAPM giả định rằng các nhà đầu tư nắm giữ một danh mục đầu tư đa dạng, tương tự như danh mục thị trường, loại bỏ rủi ro phi hệ thống (cụ thể)

c. CAPM tính đến rủi ro thị trường

CAPM có tính đến rủi ro thị trường (beta), loại rủi ro này nằm ngoài các mô hình hoàn vốn khác, chẳng hạn như mô hình chiết khấu cổ tức (DDM). Rủi ro thị trường là một biến số quan trọng vì nó không thể lường trước được. Và vì lý do đó, nó thường không thể giảm thiểu hoàn toàn.

d. Khả năng thay đổi rủi ro tài chính và kinh doanh

Khi các doanh nghiệp điều tra các cơ hội, nếu kết hợp kinh doanh và tài chính khác với hoạt động kinh doanh hiện tại, thì không thể sử dụng các tính toán lợi tức bắt buộc khác, như  chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC). Tuy nhiên, CAPM có thể.

5. Nhược điểm của mô hình định giá tài sản vốn CAPM

Nhược điểm về lí thuyết của mô hình CAPM

– Mô hình một yếu tố: Chỉ rủi ro hệ thống (Beta) được định giá trong CAPM.Trong khi sự biến động của các khoản đầu tư chịu ảnh hưởng của rất nhiều rủi ro khác.

– Mô hình một giai đoạn: CAPM là mô hình một giai đoạn không xem xét tác động nhiều giai đoạn hoặc mục tiêu đầu tư của các giai đoạn trong tương lai. Vì vậy, nó không thể nắm bắt các yếu tố thay đổi ở các kì tiếp theo.

Nhược điểm trong quá trình ứng dụng

– Danh mục đầu tư: Danh mục đầu tư theo CAPM bao gồm tất cả các tài sản (tài sản tài chính và phi tài chính). Có nghĩa là nó cũng bao gồm nhiều tài sản không thể đầu tư, như nguồn vốn về con người và tài sản trong các nền kinh tế đóng.

– Vấn đề ủy thác đầu tư: Khi nhà đầu tư ủy thác đầu tư, các nhà phân tích khác nhau, các quốc gia khác nhau sẽ tạo ra lợi nhuận kì vọng khác nhau cho cùng một tài sản. Điều này trái với giả định của CAPM.

– Ước tính hệ số rủi ro Beta: Cần có dữ liệu đủ dài về lợi nhuận (từ ba đến năm năm) để ước tính rủi ro beta. Ngoài ra, mô hình sử dụng các giai đoạn khác nhau để ước tính kết quả trong các ước tính beta khác nhau.

Ví dụ, beta ba năm sẽ khách beta năm năm và beta được ước tính với lợi nhuận hàng ngày không giống với beta được ước tính với tiền lãi hàng tháng. Do đó, chúng ta có thể ước tính ra lợi nhuận khác nhau cho cùng một tài sản tùy thuộc vào ước tính rủi ro beta được sử dụng trong mô hình

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình CFA level 1 năm 2019, saga.vn, wikipedia, vietnambiz)

Wikinvest là nơi cung cấp cho nhà đầu tư kiến thức về tài chính, chứng khoán một cách chính xác, đầy đủ, và toàn diện nhất.

Tất cả các báo cáo hay khuyến nghị từ Wikinvest đều xuất phát từ triết lý “đầu tư giá trị”, kết hợp với quá trình phân tích cẩn trọng và tầm nhìn dài hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
 
0392.398.516