contact.wikinvest@gmail.com | 0392.398.516

Ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng là gì?

1. Ngày giao dịch không hưởng quyền (gdkhq) là gì

Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là ngày giao dịch mà người mua cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty nhưng không có quyền liên quan đến các cổ phiếu họ nắm giữ (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham gia đại hội đồng cổ đông…). Mục đích của ngày này là để chốt danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty hiện tại.

2. Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức là gì

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày chốt danh sách cổ đông sở hữu chứng khoán để thực hiện quyền của cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, cổ đông có tên trong danh sách sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền tham dự ĐHCĐ, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…“Ngày đăng ký cuối cùng” là ngày làm việc liền sau “Ngày giao dịch không hưởng quyền”.

T0 là ngày mua cổ phiếu để được hưởng các quyền của cổ đông

T1 là ngày mua cổ phiếu nhưng không được hưởng các quyền của cổ đông

T2 là ngày đăng ký cuối cùng, hay ngày doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông.

Tại sao lại có ngày đăng ký cuối cùng và ngày giao dịch không hưởng quyền?

Theo quy định, thời hạn thanh toán là T+2 đối với các giao dịch bình thường. Tức là sau 02 ngày làm việc, thì chứng khoán hoặc tiền sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.

Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phiếu trước hoặc sau Ngày đăng ký cuối cùng (ngày chốt danh sách) thì sẽ không có tên trong danh sách, vì giao dịch chưa được thanh toán, nên nhà đầu tư sẽ không được hưởng quyền.

Ví dụ: 

Một doanh nghiệp công bố tạm ứng chi trả cổ tức tỷ lệ 20% (tương ứng 2.000 đồng/CP).

Ngày GDKHQ là ngày 6/6 (thứ 4). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 7/6 (thứ 5).

Như vậy, nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu từ ngày 6/6 trở đi thì sẽ không nhận được quyền hưởng cổ tức lần này.

Muốn nhận cổ tức, nhà đầu tư cần mua cổ phiếu trước ngày 6/6. Vì vào ngày 7/6, tất cả cổ đông có tên trong sổ đăng ký mới nhận được quyền nhận cổ tức trên.

3. Cách tính giá điều chỉnh tại ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ)

Bạn có thể áp dụng công thức tổng quát dưới đây để tính giá cổ phiếu tại ngày GDKHQ trong nhiều trường hợp:

  • Trả cổ tức bằng tiền
  • Trả cổ tức bằng cổ phiếu
  • Phát hành thêm cổ phiếu
  • Chia tách cổ phiếu

Công thức tổng quát:

Đây là Cách tính giá điều chỉnh tại ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ)

Trong đó:

  • P: Giá hiện tại
  • P_dc: Giá điều chỉnh
  • P_ph: Giá cổ phiếu phát hành thêm
  • m: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm
  • n: Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu thưởng)
  • D: cổ tức bằng tiền mặt

Ví dụ: 

Giả sử cổ phiếu XYZ có giá đóng cửa ngày 7/1/2020 là 30.000 đ/cổ phiếu. Ngày 8/1/2020 là ngày Giao dịch không hưởng quyền của cổ phiếu XYZ với các quyền sau:

Cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%/mệnh giá: tương đương 1.500đ/cổ phiếu

Cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100:10 (hay 10%)

Phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 với mức giá 20.000đ/cổ phiếu

Khi đó, giá tham chiếu của cổ phiếu XYZ tại ngày 8/1/2020 sẽ được tính như sau:

Hay: giá điều chỉnh là 25.000 đ/cổ phiếu.

4. Một số câu hỏi thường gặp về ngày GHKHQ

4.1. Tại sao giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm trong ngày giao dịch không hưởng quyền?

Trong ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ), bạn sẽ thấy giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm rất lớn tương ứng với tỷ lệ cổ tức được trả. 

Theo logic thông thường, khi nghe thấy được chia thưởng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có thêm một cái gì đó, tài sản chúng ta sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, trong đầu tư chứng khoán, khi doanh nghiệp thông báo chia thưởng cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu thì về bản chất, tài sản của chúng ta vẫn sẽ giữ nguyên, không hơn không kém. Đó chính là lý do vì sao giá tham chiếu của cổ phiếu tại Ngày GDKHQ lại phải điều chỉnh giảm xuống.
Nguyên lý giải thích cho việc cổ phiếu bị điều chỉnh giá vào ngày GDKHQ là: Tổng tài sản của mọi nhà đầu tư trước chia và sau chia đều phải bằng nhau hay Tổng giá trị vốn hóa thị trường của công ty trước chia và sau chia là không đổi.

Hay bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn như sau cho cả hai trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu và bằng tiền mặt.

Giá cổ phiếu = Vốn chủ sở hữu / số lượng cổ phiếu lưu hành

(Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu bao gồm cả vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế)

Trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông tức là dòng vốn ra ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp phải trích từ lợi nhuận sau thuế, do đó vốn chủ sở hữu giảm đi, trong khi số lượng cổ phiếu không thay đổi. Vì vậy giá cổ phiếu phải điều chỉnh sao cho phù hợp với cơ cấu vốn và số lượng cổ phiếu lưu hành của công ty.

Trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu, doanh nghiệp trích từ lợi nhuận sau thuế để trả cho cổ đông, tuy nhiên, dòng tiền được giữ lại doanh nghiệp trên hình thức cổ phiếu của cổ đông. Đây chỉ là bút toán điều chuyển từ lợi nhuận sau thuế về vốn điều lệ, trong khi cơ cấu vốn chủ sở hữu bao gồm cả vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, về bản chất, vốn chủ sở hữu không thay đổi, mà số lượng cổ phiếu lưu hành lại tăng lên, theo công thức tính bên trên thì giá cổ phiếu tất nhiên phải điều chỉnh giảm.

4.2. Có nên mua bán chứng khoán vào ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức

Tùy thuộc vào mục đích đầu tư mà bạn sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu bạn là nhà đầu tư theo cổ tức, mua cổ phiếu để thu lợi từ việc nhận cổ tức của doanh nghiệp, đừng mua cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền. Lúc này, quyền nhận cổ tức sẽ thuộc về người bán, còn bạn với tư cách là người mua, sẽ không được hưởng quyền nhận cổ tức. 

Tuy nhiên, nếu bạn là người đầu tư theo trường phái giá trị, mua cổ phiếu vào ngày này có thể là lựa chọn phù hợp.

Wikinvest là nơi cung cấp cho nhà đầu tư kiến thức về tài chính, chứng khoán một cách chính xác, đầy đủ, và toàn diện nhất.

Tất cả các báo cáo hay khuyến nghị từ Wikinvest đều xuất phát từ triết lý “đầu tư giá trị”, kết hợp với quá trình phân tích cẩn trọng và tầm nhìn dài hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
 
0392.398.516