contact.wikinvest@gmail.com | 0392.398.516

Private equity là gì? Đặc điểm của quỹ đầu tư private equity

ví dụ về quỹ đầu tư private equity

1. Private equity là gì?

Quỹ Đầu tư tư nhân (Private Equity, PE Fund) là 1 loại hình quỹ chuyên đầu tư vốn vào các DN tư nhân; hoặc các công ty đại chúng và biến chúng trở thành công ty tư nhân.

Thời gian đầu tư thường dao động trong khoảng từ 3 – 7 năm. Sau khoảng thời gian này, quỹ Private Equity sẽ thoái vốn và thu lợi nhuận.

Mục đích đầu tư của các quỹ PE khác biệt với nhà đầu tư chiến lược (strategic investor) – thường đầu tư nắm giữ lâu dài và tìm kiếm sức mạnh tổng hợp (synergy) với doanh nghiệp mà họ đang sở hữu.

Ở Việt Nam, đối tượng mà các quỹ PE hướng đến là các công ty có tiềm năng tăng trưởng lớn (growth strategy), hoặc các công ty gặp khó khăn về tài chính và cần được hỗ trợ về quản trị (distressed investment strategy).

Đa phần các quỹ PE ở Việt Nam chỉ đầu tư nắm giữ cổ phần thiểu số, với mức đầu tư phổ biến từ 5 đến 50 triệu USD.

2. Ưu và nhược điểm của Private equity

2.1. Ưu điểm của việc góp quỹ Private equity

Lợi thế đầu tiên phải kể đến khi các doanh nghiệp có trong tay loại quỹ này là củng cố thêm tinh thần làm việc của các nhà đầu tư. Đây chính là hình thức củng cố bộ máy làm việc, tránh việc cổ đông muốn rút cổ phần khi công ty rơi vào tình thế khó khăn.

Hơn nữa đầu tư quỹ vào việc tung ra các công ty đang cần sự giúp đỡ, cải tiến bộ máy thì đây chính là cách mà doanh nghiệp có thêm chỗ đứng trên thị trường. Các quỹ Private equity sẽ mang đến làn gió về các ý tưởng táo bạo cùng nhân lực mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản.

2.2. Nhược điểm của quỹ Private equity là gì?

Khi ở trong giai đoạn đầu thì các công ty không thể áp dụng chiến lược cho việc đầu tư góp quỹ Private equity. Các doanh nhân luôn phải biết rằng việc đầu tư vào PA là nhằm mục đích mang lại nhiều lợi nhuận và làm cho công ty có giá trị cũng như chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa, vai trò của đội ngũ nhân sự, người sáng lập và thành công của công ty đều được đặt sau điều này. Vì vậy, các doanh nhân đang đứng trước nguy cơ bị loại bỏ. Phải có năng lực và cổ phần lớn thì mới có chỗ đứng trên thị trường.

3. Quy trình vận hành và sự ra đời của hình thức mới của Private equity

3.1. Quy trình vận hành của Private equity là gì?

Trong một số trường hợp, Private equity sẽ đi mua lại một công ty khác. Việc điều hành có thể sẽ do người sáp nhập quản lý hoặc cũng có thể để một người mới. Private equity thực hiện một số chiến lược mới bao gồm: tiền mặt được trả trực tiếp cho những nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại, mua lại các sáng lập viên, tái cấp vốn hoặc cấp thêm cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng tụt dốc…

Private equity có nhiều mối liên quan tới Leveraged Buy-Out. Theo đó, để có thêm tài sản thế chấp thì doanh nghiệp sẽ mua lại các quỹ sử dụng tài sản. Từ đó, có thể vay thêm nguồn vốn để củng cố thêm việc mua và sở hữu của chính mình,

3.2. Sự ra đời một dạng quỹ nhỏ của Private equity

Thêm một loại dạng quỹ Private equity mang tên Search fund (quỹ tìm kiếm) gần đây đã trở thành phổ biến. Quỹ này là một nhân tố có khả năng trở thành một người tiên phong nên việc đổ vốn vào khá an toàn. Doanh nhân phải thể tìm kiếm và mua lại các công ty khác để vận hành. Nếu CEO trong tương lai săn đón được mục tiêu phù hợp thì các nhà đầu tư sẽ màu lại với một khoản tiền phù hợp.

4. Danh sách các quỹ PE tại Việt Nam

Nhìn chung, các quỹ PE là các quỹ quản lý vốn của các tổ chức hoặc cá nhân giàu có.

Ở Việt Nam, các quỹ Private Equity lớn gồm: Mekong Capital, Dragon Capital, VinaCapital, Vietnam Investment Group…

5. Quỹ tư nhân PE khác quỹ đầu tư đăng ký như thế nào?

Để hiểu rõ hơn sự khác nhau, trước hết chúng ta hãy cùng Wikinvesttìm hiểu về 2 loại hình quỹ nhé!!

Quỹ đầu tư nói chung có 2 loại chính, bao gồm công ty đầu tư đã đăng ký (Registered investing company) và quỹ tư nhân (Private fund).

5.1. Công ty đầu tư đã đăng ký (Registered investing company)

Các công ty đầu tư đã được đăng ký theo Đạo luật năm 1940, do đó, các công ty này phải hoàn toàn minh bạch và tuân thủ chặt chẽ những nghĩa vụ mà Đạo luật đề ra. Thêm vào đó, chứng khoán của các công ty đầu tư đã đăng ký cũng được đăng ký theo Đạo luật năm 1933 nên chúng hoàn toàn có thể được cung cấp cho công chúng. Các công ty đầu tư đã đăng ký có thể được chia thành ba loại:

  • Quỹ tương hỗ (Mutual funds)
  • Quỹ đóng (Closed-end funds)
  • Quỹ ủy đầu tư uỷ thác (Unit investment trusts).

5.2. Các quỹ tư nhân (Private Equity)

Các quỹ tư nhân (Private Equity) khác với các công ty đầu tư đã đăng ký ở chỗ chúng chỉ được cung cấp cho một số lượng hạn chế các nhà đầu tư chuyên nghiệp về tài chính. Điều này cho phép các quỹ tư nhân tránh đăng ký làm công ty đầu tư theo Đạo luật 1940 hoặc đăng ký chứng khoán theo Đạo luật 1933. Do đó, các quỹ tư nhân tránh được nhiều nghĩa vụ phải tuân thủ và báo cáo liên tục được áp đặt cho các công ty đầu tư đã đăng ký. Các loại quỹ tư nhân phổ biến bao gồm các quỹ phòng hộ, quỹ đầu tư tư nhân và các quỹ tương lai được quản lý.

Trái ngược với các công ty đầu tư đã đăng ký, vốn luôn phải được tổ chức tại Hoa Kỳ, các quỹ tư nhân thường được tổ chức ở các khu vực pháp lý nước ngoài vì lý do thuế, quy định và tiếp thị.

Wikinvest là nơi cung cấp cho nhà đầu tư kiến thức về tài chính, chứng khoán một cách chính xác, đầy đủ, và toàn diện nhất.

Tất cả các báo cáo hay khuyến nghị từ Wikinvest đều xuất phát từ triết lý “đầu tư giá trị”, kết hợp với quá trình phân tích cẩn trọng và tầm nhìn dài hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
 
0392.398.516