1. Vốn hóa thị trường là gì?
Vốn hóa thị trường (thị giá vốn) là giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành của một công ty niêm yết. Nó được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu của công ty đang lưu hành với giá hiện tại của một cổ phiếu.
Ở Việt Nam, có 4 loại doanh nghiệp cơ bản được phân chia theo giá trị vốn hóa thị trường:
- Lớn (Large Cap): Vốn hóa thị trường > 10.000 tỷ VNĐ.
Đây là chỉ số vốn hóa đo lường sự tăng trưởng của các công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất và thanh khoản lớn nhất thị trường. Trong thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN30 đại diện cho nhóm Large Cap và chiếm tầm 70% toàn thị trường.
- Trung bình (Mid Cap): 1.000 tỷ VNĐ < vốn hóa < 10.000 tỷ VNĐ
Nó là chỉ số vốn hóa đo lường sự tăng trưởng của 70 công ty vốn hóa cỡ vừa của ở Việt Nam.
- Nhỏ (Small Cap): 100 tỷ VNĐ < vốn hóa thị trường < 1.000 tỷ VNĐ
Thiết kế để đo lường sự tăng trưởng quy mô ở những công ty nhỏ.
- Siêu nhỏ (Micro Cap): Vốn hóa < 100 tỷ VNĐ
2. Công thức tính vốn hóa thị trường
Việc tính toán vốn hóa thị trường rất đơn giản và dựa trên công thức sau:
Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu hiện tại x Cổ phiếu đang lưu hành
Ví dụ: Cổ phiếu đang lưu hành của SAB là 641.281.186 cổ phiếu. Giá của 1 cổ phiếu là 158.300 VND
Vốn hóa thị trường của SAB = 641.281.186 x 158.300 = 101.514.811.743.800 VND (hơn 101 nghìn tỷ VND)
Vì giá thị trường của cổ phiếu của một công ty niêm yết đại chúng liên tục thay đổi theo từng giây trôi qua, nên thị giá vốn cũng dao động theo. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, những thay đổi đối với số lượng cổ phiếu đang lưu hành là không thường xuyên và con số này chỉ thay đổi khi công ty thực hiện một số hành động nhất định của công ty như phát hành thêm cổ phiếu thông qua đợt chào bán thứ cấp, thực hiện quyền chọn mua cổ phiếu cho nhân viên (ESO), phát hành hoặc mua lại các công cụ tài chính khác, hoặc mua lại cổ phần của mình theo chương trình mua lại cổ phần. Hiện tượng này được gọi là vốn hóa thị trường pha loãng.
Về cơ bản, những thay đổi về thị giá vốn phần lớn là do thay đổi giá cổ phiếu, mặc dù vậy các nhà đầu tư nên theo dõi diễn biến về giá cổ phiếu của mỗi công ty để có thể thay đổi số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
3. Vai trò và nhiệm vụ của vốn hóa là gì?
Vốn hóa thị trường đóng vai trò định giá tổng hợp của công ty niêm yết. Đây cũng là căn cứ quan trọng để giúp nhà đầu tư xác định được lợi nhuận thu được cũng như rủi ro trong quá trình đầu tư cổ phiếu. Từ đó có thể đa dạng hóa các lựa chọn kinh doanh của nhà đầu tư. Nhiệm vụ chính của vốn hóa là đề cập một công ty có giá trị như thế nào khi xác định thực hiện hoạt động niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Nó cũng là cơ sở để đưa ra nhiều loại chỉ số thị trường. Do cổ phiếu đang lưu hành được mua và bán ở thị trường công cộng, vốn hóa có thể được sử dụng như một chỉ số về quan điểm của công chứng về giá trị ròng của công ty. Nó còn là yếu tố quyết định trong một số hình thức định giá cổ phiếu do tính đơn giản và hiệu quả. Đồng thời nó là một chỉ số mô tả về quy mô của một công ty, nhưng không nên nhầm với giá trị thực sự của công ty. Khi giá cổ phiếu của một công ty tăng lên thì giá trị vốn hóa thị trường của công ty đó tăng lên và ngược lại.
4. Khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn hóa thị trường
5. Những hạn chế của vốn hóa thị trường là gì?
Trên thị trường chứng khoán, mỗi chỉ số đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do đó, nhà đầu tư buộc lòng phải thật cẩn thận khi đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu nào đó.
Giá cổ phiếu trên thị trường dễ gây hiểu nhầm về giá trị khi so sánh giữa công ty này với công ty khác về giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên nó lại là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu của các công ty này cao hơn so với những công ty khác trong cùng ngành . Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có lợi rất lớn khi có thể thu hút được lượng vốn đầu tư lớn hơn cho doanh nghiệp của mình.
Ví dụ: Sóng ngành thép vào quý II/ 2021 đã làm cổ phiếu của doanh nghiệp ngành nghề này lên như diều gặp gió. HPG là con đầu ngành nhưng giá lại cao khiến nhiều nhà đầu tư không thể mua vào. Thay vào đó, họ sẽ chọn nhưng mã cổ phiếu cùng ngành nhưng có gia thấp hơn từ 2 đến 3 lần.
Mặt khác, vốn hóa thị trường chứng khoán cũng hạn chế các thông tin thực sự về doanh nghiệp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn gian lận về báo cáo tài chính. Do đó, nhà đầu tư sẽ cần phải tìm hiểu thêm các thông tin doanh nghiệp khác nhau để có quyết định đầu tư chính xác nhất.
Vốn hóa thị trường không thể giúp điều chỉnh chính xác hiệu suất của doanh nghiệp về việc phân phối hoặc tỷ lệ cổ tức. Điều này sẽ có khả năng gây ảnh hưởng đến việc tính toán tổng lợi nhuận của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn có thể thu lại lợi nhuận nhằm cắt lỗ thông qua việc bán hết toàn bộ cổ phiếu của mình hoặc chuyển sang cổ phần của công ty mua lại doanh nghiệp không may đã phá sản.
6. Vốn hóa Thị trường Chứng khoán Việt Nam
Mỗi công ty niêm yết đều có giá trị vốn hóa riêng của mỗi công ty. Vốn hóa thị trường là mức giá cộng đồng đầu tư xem xét và giao dịch tại một thời điểm, nó phụ thuộc vào biến động giá cổ phiếu!
Giá cổ phiếu thì phụ thuộc vào: Lợi nhuận, mức độ rủi ro, tài sản, triển vọng, và cả tâm lý đám đông… Do đó, tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp mà mức vốn hóa thay đổi.
Ngoài ra, vốn hóa thị trường còn phụ thuộc vào sự phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp.
Dưới đây là danh sách top 30 công ty niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất hiện nay:
STT | Mã CK | Tên công ty | Vốn điều lệ (đồng) | Số cổ phiếu niêm yết | Số cổ phiếu đang lưu hành |
1 | ACB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu | 27,019,480,750,000 | 2,701,948,075 | 2,701,948,075 |
2 | BID | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam | 40,220,180,400,000 | 4,022,018,040 | 4,022,018,040 |
3 | BVH | Tập đoàn Bảo Việt | 7,423,227,640,000 | 742,322,764 | 742,322,764 |
4 | CTG | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam | 37,234,045,560,000 | 3,723,404,556 | 4,805,750,609 |
5 | FPT | Công ty Cổ phần FPT | 9,075,516,490,000 | 907,551,649 | 907,469,273 |
6 | GAS | Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần | 19,139,500,000,000 | 1,913,950,000 | 1,913,950,000 |
7 | GVR | Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP | 40,000,000,000,000 | 4,000,000,000 | 4,000,000,000 |
8 | HDB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh | 16,088,488,180,000 | 1,608,848,818 | 1,593,767,296 |
9 | HPG | Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát | 44,729,227,060,000 | 4,472,922,706 | 4,472,922,706 |
10 | KDH | Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền | 5,382,291,090,000 | 642,937,069 | 642,937,069 |
11 | MBB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội | 27,987,568,720,000 | 2,798,756,872 | 3,778,321,777 |
12 | MSN | Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan | 11,805,346,920,000 | 1,180,534,692 | 1,180,534,692 |
13 | MWG | Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động | 4,435,461,780,000 | 475,431,197 | 475,271,464 |
14 | NVL | Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va | 14,736,056,190,000 | 1,473,605,619 | 1,473,605,619 |
15 | PDR | Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt | 4,867,719,160,000 | 486,771,916 | 486,771,916 |
16 | PLX | Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam | 12,938,780,810,000 | 1,293,878,081 | 1,243,813,235 |
17 | PNJ | Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận | 2,276,123,620,000 | 227,612,362 | 227,366,563 |
18 | POW | Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP | 23,418,716,000,000 | 2,341,871,600 | 2,341,871,600 |
19 | SAB | Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn | 6,412,811,860,000 | 641,281,186 | 641,281,186 |
20 | SSI | Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI | 6,029,456,130,000 | 657,305,104 | 654,914,415 |
21 | STB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín | 18,852,157,160,000 | 1,885,215,716 | 1,885,215,716 |
22 | TCB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam | 35,001,399,620,000 | 3,504,906,230 | 3,504,906,230 |
23 | TPB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong | 10,716,717,220,000 | 1,071,671,722 | 1,071,671,722 |
24 | VCB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam | 37,088,774,480,000 | 3,708,877,448 | 3,708,877,448 |
25 | VHM | Công ty Cổ phần Vinhomes | 33,495,139,180,000 | 3,349,513,918 | 3,289,513,918 |
26 | VIC | Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần | 34,447,690,560,000 | 3,382,430,590 | 3,382,430,590 |
27 | VJC | Công ty Cổ phần Hàng không VietJet | 5,416,113,340,000 | 541,611,334 | 541,611,334 |
28 | VNM | Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam | 20,899,554,450,000 | 2,089,955,445 | 2,089,955,445 |
29 | VPB | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng | 25,299,679,660,000 | 2,456,748,366 | 2,456,748,366 |
30 | VRE | Công ty Cổ phần Vincom Retail | 23,288,184,100,000 | 2,328,818,410 | 2,328,818,410 |
7. Những sai lầm thường gặp khi tìm hiểu về vốn hóa thị trường
Mặc dù vốn hóa thịtrường là giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành của một công ty, nhưng điều quan trọng là phải chỉ ra rằng nó không thực sự đo lường giá trị vốn chủ sở hữu của một công ty. Nó chỉ đơn giản là phản ánh tổng giá trị cổ phiếu của công ty đó.
Cổ phiếu thường được thị trường định giá cao hơn hoặc thấp hơn, có nghĩa là giá thị trường chỉ xác định mức độ mà thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu của nó. Nhưng điều này không xác định số tiền mà công ty sẽ phải trả để có được trong một giao dịch sáp nhập, chẳng hạn. Một phương pháp tốt hơn nhiều để tính giá của việc mua lại hoàn toàn một doanh nghiệp là giá trị doanh nghiệp.