1. Thị trường chứng khoán là gì
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán. Trong đó, các sản phẩm chứng khoán được kể đến như là: cổ phiếu, trái phiếu, chứng quyền… Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứngkhoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.
2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán
- Đầu tư vào thị trường chứng khoán là hình thức đầu tư trực tiếp từ người có vốn (nhà đầu tư) đến người cần vốn (các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu).
- Thị trường chứng khoán là thị trường liên tục: Sau khi được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó tiếp tục được mua đi, bán lại ở thị trường thứ cấp.
- Gắn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo khi tất cả mọi người đều có thể tham gia mua bán. Không có sự áp đặt về giá cả trên thị trường chứngkhoán mà giá được hình thành dựa trên mối quan hệ cung – cầu giữa người bán và người mua.
- Thị trường chứng khoán vừa gắn với đầu tư dài hạn (đầu tư giá trị) vừa gắn với đầu tư ngắn hạn (đầu tư lướt sóng).
- Giao dịch công khai giúp cho thị trường duy trì tính minh bạch trong giao dịch tài chính. Tạo điều kiện cho những người tham gia đều nắm được thông tin về giá cả cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường đồng thời có thể giao dịch tự do, hiệu quả.
- Tính thanh khoản và lãi suất cao là cũng chính điểm hấp dẫn của thị trường chứngkhoán đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, tổ chức hay những nhà đầu tư nhỏ lẻ.
3. Chức năng của thị trường chứng khoán
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng để thực hiện những ý tưởng của mình. Lúc này, việc những nhà đầu tư cùng góp vốn cho doanh nghiệp là tiền đề để doanh nghiệp hiện thực hóa những ý tưởng. Thị trường chứng khoán lúc này chính là nơi kết nối giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp dưới sự minh bạch của các thông tin tài chính và được cấp phép của Chính Phủ.
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: chứng khoán là 1 trong những kênh đầu tư ngày càng phổ biến hiện nay. Với ưu điểm như: tính thanh khoản cao, tính minh bạch cao và không cần quá nhiều vốn,… thì chứng khoán là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư từ vốn nhỏ tới lớn hơn. Kể cả những tỷ phú USD trên thế giới, họ đều được biết đến là những nhà đầu tư chứng khoán tài ba.
- Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán: Thị trường chứng khoán giúp cho các chủ thể tham gia có thể mua bán chứng khoán một cách thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp. Tính thanh khoản do thịtrường chứng khoán mang lại sẽ giúp cho dòng vốn được luân chuyển nhanh và trở thành một kênh huy động vốn và đầu tư hiệu quả.
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: hoạt động của 1 doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể được đánh giá qua sự tăng trưởng của giá cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán. Ngược lại, những doanh nghiệp ngày càng mất vị thế và không còn tiềm năng cũng sẽ khiến nhà đầu tư rời xa và từ đó giảm giá cổ phiếu.
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: những chính sách vĩ mô tác động tới thị trường chứngkhoán và ngược lại: sự tăng trưởng của thị trường chứngkhoán cũng yêu cầu Chính Phủ đưa ra các chính sách cần thiết để bình ổn kinh tế, tránh lạm phát hoặc kích cầu phát triển kinh tế chung.
4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán:
Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, Công ty, các doanh nghiệp.
Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện những công trình quốc gia lớn.
Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.
Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất phát hành trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu.
Nhà đầu tư:
- Nhà đầu tư cá nhân: Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và Nhà đầu tư không thích rủi ro; thường là nhà đầu tư có vốn nhỏ, tuy nhiên chiếm số lượng lớn trên thị trường chứngkhoán. Nhà đầu tư cá nhân có nhược điểm là thiếu hiểu biết về kiến thức và chỉ có 1 số ít nhà đầu tư trụ lâu trên thị trường chứngkhoán.
- Nhà đầu tư có tổ chức: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội, công ty tài chính,ngân hàng thương mại.
Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:
- Công ty chứng khoán. Ví dụ: công ty chứng khoán VNDirect, công ty chứng khoán SSI, công ty chứng khoán VPS,…
- Quỹ đầu tư chứng khoán. Thị trường chứngkhoán Việt Nam nhận được nguồn vốn từ các quỹ ETF nội và ngoại. Nhiều quỹ tham gia vào thị trường là 1 trong những tiêu chí chứng tỏ sự tin cậy của nhà đầu tư quốc tế đối với thị trường chứng khoán trong nước.
- Các trung gian tài chính. Trung gian tài chính là các tổ chức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng. 1 số trung gian tài chính được kể đến như là ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí,…
Các tổ chức liên quan đến chứng khoán:
- Cơ quan quản lý chứng khoán Việt Nam là Ủy ban chứng khoán Nhà nước, trực thuộc Bộ Tài Chính.
- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam: VietNam Exchange. Dưới đó có Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSe).
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
5. Các nguyên tắc hoạt động trên thị trường chứng khoán
- Nguyên tắc công khai: các hoạt động trên thị trường chứng khoán như mua – bán – giao dịch đều phải được công khai và rành mạch tới nhà đầu tư, được xác nhận của công ty chứng khoán và đảm bảo sự minh bạch cho nhà đầu tư.
- Nguyên tắc trung gian: các hoạt động mua bán và giao dịch trên thị trường chứng khoán đều thông qua trung gian là các công ty chứng khoán. Cùng 1 mã chứng khoán trên thị trường, nhà đầu tư có thể mua ở 1 hoặc nhiều công ty chứng khoán khác nhau với cùng mức giá niêm yết. Công ty chứng khoán như là nhà bán lẻ tới nhà đầu tư từ nhà bán buôn là sàn chứng khoán.
- Nguyên tắc đấu giá: mức giá tại 1 thời điểm trong ngày của cổ phiếu đều được niêm yết như nhau tại các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, bạn có thể đấu giá bằng cách đặt lệnh với giá mình mong muốn khi giao dịch.
6. Chu kỳ T+2 trong thị trường chứng khoán
Từ khi thành lập, chu kỳ thanh toán trong thị trường chứng khoán Việt Nam là T+4. Đến năm 2012 rút ngắn thời gian xuống T+3 và từ năm 2016 đến nay đã giảm xuống còn T+2. Các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán đều cần phải nắm rõ về chu kỳ quan trọng này. Theo quy định hiện nay, khi nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phiếu vào hôm nay thì phải sau 2 ngày làm việc, cổ phiếu hoặc tiền bán mới về đến tài khoản sau khi đã khớp lệnh thành công trong hôm nay. Để dễ hiểu hơn, hãy cùng quan sát khung thời gian dưới đây nhé:
Khi mua cổ phiếu, 16h30 ngày T+2 cổ phiếu mới về đến tài khoản. Lúc này đã kết thúc phiên giao dịch trên cả 3 sàn chứng khoán. Cụ thể: Phiên giao dịch của HOSE kết thúc lúc 14h45, của HNX và UPCOM kết thúc lúc 15h00. Bởi vậy, từ ngày T+3 trở đi bạn mới có thể bán cổ phiếu được. Do 2 ngày cuối tuần sàn chứng khoán không giao dịch vậy nên khi T+2 vào cuối ngày thứ 6 thì phiên thứ 2 của tuần kế tiếp nhà đầu tư mới có thể nhận tiền hoặc cổ phiếu.
Đối với giao dịch bán cổ phiếu lại có một chút khác biệt. Mặc dù vẫn phải chờ tới 16h30 ngày T+2 tiền bán mới thực sự về đến tài khoản của bạn, nhưng do công ty chứng khoán biết chắc rằng tiền sẽ về trong ngày nên họ cho phép bạn sử dụng tiền bán ngay từ đầu ngày. Bởi vậy từ đầu ngày T+2 bạn đã có thể toàn quyền sử dụng tiền bán chứng khoán của mình rồi. Bạn có thể rút tiền hoặc dùng tiền đó mua cổ phiếu mới.
7. Phân loại thị trường chứng khoán
7.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Phân biệt | Thị trường sơ cấp | Thị trường thứ cấp |
Khái niệm | Là nơi phát hành chứng khoán và trực tiếp thu tiền về huy động vốn cho việc vận hành nền kinh tế. | Là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành ở thị trường sơ cấp , do đó đảm bảo tính thanh khoản cho chúng. |
Mục đích | Đem lại vốn cho nhà phát hành. Ví dụ như chính phủ (phát hành trái phiếu chính phủ), doanh nghiệp (phát hành cổ phiếu), quỹ đầu tư (phát hành chứng chỉ quỹ) | Không trực tiếp đem lại vốn cho việc sản xuất kinh doanh. |
Nguyên tắc xác định giá | Tổ chức phát hành quy định giá chứng khoán | Tự do theo cung cầu thị trường. |
Người tham gia | Kho bạc, ngân hàng nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành… | Các nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân…) |
7.2. Căn cứ vào các loại trên thị trường
Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch, mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. Chẳng hạn như hình trên là bảng giá các cổ phiếu được niêm yết, giao dịch trên thị trường.
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng tương lai,…
Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
7.3. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
8. Sàn giao dịch chứng khoán là gì?
Sàn giao dịch chứng khoán là nơi cung cấp những nền tảng, phương tiện để trao đổi và mua bán các sản phẩm chứng khoán. Nhà đầu tư là những đối tượng khách hàng của sàn giao dịch chứng khoán.
Để giao dịch trên sàn chứng khoán sẽ có 2 cách:
- Giao dịch truyền thống tại địa chỉ các sàn chứng khoán.
- Giao dịch trực tuyến.
Tại Việt Nam hiện có 3 sàn chứng khoán chính thức:
- Sàn giao dịch chứng khoán HOSE.
- Sàn giao dịch chứng khoán HNX.
- Sàn giao dịch chứng khoán Upcom.
Trong số đó, phổ biến và được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là sàn HOSE của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Còn 2 sàn còn lại do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý.
9. Sở giao dịch chứng khoán là gì?
Sở giao dịch chứng khoán (Stock Exchange) là nơi tập trung các chứng khoán niêm yết và được các thành viên tiến hành giao dịch theo những quy định nhất định. Có rất nhiều sở giao dịch chứng khoán lớn trên khắp thế giới và mỗi trụ sở đều đóng vai trò xác định tình trạng tài chính và kinh tế của nền kinh tế. Hiện Việt Nam chỉ có 2 sở giao dịch chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Vai trò chính của các Sở giao dịch chứng khoán là huy động vốn cho các dự án công của Chính phủ; huy động vốn cho doanh nghiệp; kiến tạo môi trường đầu tư an toàn, minh bạch, thanh khoản tốt hơn cho nhà đầu tư; đo lường “sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế,…
Ngoài ra, trong Luật Chứng khoán Việt Nam có quy định thêm về quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. Sở có quyền hạn ban hành các quy chế về niêm yết, giao dịch, công bố thông tin. Trong trường hợp xảy ra bất ổn phát sinh, Sở có quyền tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho người đầu tư. Khi thành viên giao dịch nhận thiệt hại do Sở, Trung tâm giao dịch chứng khoán gây ra thì cơ quan này phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị hại,…
10. Các chỉ số trên chứng khoán trên sàn giao dịch.
Đối với những nhà đầu tư lâu năm đã quá quen thuộc với các chỉ số như VNI, VN30, HNX,…Tuy nhiên, với nhà đầu tư mới chắc hẳn vẫn còn mơ màng với nhưng chỉ số này.
Như đã nói ở trên, Việt Nam hiện có 3 sàn giao dịch là HOSE, HNX và UPCOM. Tương ứng 3 chỉ số lần lượt với chúng là chỉ số HSX hay còn gọi là VN-Index (VNI); chỉ số HNX-Index (HNX) và chỉ số UPCOM.
Ngoài 3 chỉ số trên còn có 2 chỉ số VN30 gồm 30 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn HSX có giá trị vốn hoá thị trường cũng như thanh khoản cao nhất và HNX30 gồm 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hoá thị trường cũng như thanh khoản cao nhất.