contact.wikinvest@gmail.com | 0392.398.516

Cung tiền là gì? Tác động của cung tiền trong nền kinh tế

1. Cung tiền (Money Supply) là gì?

Cung tiền tệ là tổng lượng tiền trong lưu thông gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng.

  • Tác động của cung tiền đến thị trường chứng khoán:
Tác động của cung tiền đến thị trường chứng khoán
tương quan giữa tỉ lệ lãi suất tiền gửi và VN index

Nguồn: Ngân hàng nhà nước và Ủy ban chứng khoán nhà nước 

Quan hệ cơ bản giữa lượng cung tiền và TTCK rõ ràng là cùng chiều,  được thể hiện thông qua chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ mở rộng:

Khi chính phủ dùng chính sách tiền tệ mở rộng để bơm lượng tiền vào nền kinh tế, sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính mà chứng khoán là một trong số đó. Khi lượng cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến TTCK khá mạnh do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp.

Ví dụ như đợt dịch covid 2020, các chính phủ các nước đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách hạ lãi suất và liên tục tung ra các gói cứu trợ kinh tế để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ người dân. Từ đó một lượng lớn cung tiền liên tục được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, trong khi lãi suất thấp làm giảm nhu cầu gửi tiết kiệm trong các ngân hàng, thì dòng tiền đã chảy vào kênh chứng khoán và khiến thị trường tăng vượt đỉnh kỷ lục. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, 

 Chính sách tiền tệ thắt chặt:

Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt thường có tác động xấu cho TTCK. Lý do: thứ nhất, làm giảm giá của chứng khoán do làm tăng lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá; thứ hai, làm cho các chứng khoán thu nhập cố định trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn làm giảm thanh khoản vào cổ phiếu; thứ ba, làm giảm xu hướng vay mượn để đầu tư vào chứng khoán; và cuối cùng, làm tăng chi phí vận hành DN do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.

2. Các khối tiền tệ trong lưu thông, cung tiền M1, M2, M3 là gì?

M1: bằng tiền mặt (C) cộng tiền gửi không kỳ hạn (D). M1 còn được gọi là cung tiền giao dịch.

M2: bằng M1 cộng với tiền gửi tiết kiệm.

M3 (ở Anh): bằng M2 cộng với tiền gửi có kỳ hạn.

3. Cung cầu tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng

3.1. Cầu tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng

  • Khái niệm cầu tiền tệ

Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan Nhà nước cần nắm giữ để thoả mãn các nhu cầu giao dịch, dự phòng và tích luỹ.

  • Thành phần và các nhân tố ảnh hưởng mức cầu tiền tệ

* Cầu tiền chi nhu cầu giao dịch

Các chủ thể trong nền kinh tế như Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, các gia đình đều cần tiền làm phương tiện thực hiện các hoạt động giao dịch, mua bán cho các nhu cầu thường xuyên và không thường xuyên của mình. Nhà nước cần tiền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình như phục vụ cho các hoạt động hành chính, đầu tư công,… Doanh nghiệp cần tiền để mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động và thực hiện các khoản chi tiêu khác, các gia đình cần tiền để tiêu dùng, sinh hoạt, giải trí của các thành viên trong gia đình. Tổng hợp các nhu cầu đó hình thành nên nhu cầu tiền giao dịch.

Mức cầu giao dịch chịu tác động bởi 3 nhân tố cơ bản:

– Lợi tức dự tính của việc năm giữ các tài sản khác (chi phí cơ hội): Nếu chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng lên thì mức cầu tiền giao dịch giảm.

– Tính lỏng của các tài sản sinh lời: Nền kinh tế càng phát triển với sự linh hoạt của thị trường tài chính với nhiều tài sản tài chính có tính lỏng cao khiến cho việc chuyển dịch giữa chúng dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn. Chi phí này càng cao mức cầu tiền giao dịch càng lớn.

– Thu nhập thực tế: Nhu cầu chi tiêu tăng lên cùng với sự tăng lên của thu nhập định kỳ.

* Cầu tiền cho nhu cầu dự phòng

Là nhu cầu tiền nhằm đáp ứng các khoản chi tiêu không dự tính trước được khi có các nhu cầu đột xuất như ốm đau, hỏng xe, tai nạn hoặc giá cả tăng… Mức cầu tiền dự phòng chịu tác động của các nhân tố như:

– Thu nhập thực tế của các chủ thể kinh tế: Khi thu nhập thực tế tăng lên, tiền tệ cho nhu cầu dự phòng có thể có xu hướng tăng lên mặt dù mối quan hệ này không được chặt chẽ như cầu tiền giao dịch.

– Lợi tức dự tính của việc nắm giữ tài sản khác: Khi lãi suất thị trường tăng, cầu tiền dự phòng lại có xu hướng giảm.

– Điều kiện vĩ mô của nền kinh tế: Sự biến động của các chính sách vĩ mô, môi trường kinh tế, thất nghiệp… là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến cầu tiền dự phòng. Khi các chủ thể không chắc chắn về mức độ giao dịch trong tương lai, họ sẽ tăng cường các khoản để dành và bộ phận tiền dự phòng tăng lên.

* Cầu tiền cho nhu cầu cất trữ tài sản

Là lượng tiền cần nắm giữ nhằm quản lý tài sản một cách linh hoạt và có hiệu quả trên cả hai góc độ: tối đa hoá lợi nhuận và an toàn.

Nhu cầu về tiền tệ để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phụ thuộc vào 2 nhân tố quan trọng là:

– Lãi suất tín dụng ngân hàng.

– Mức lợi nhuận từ hoạt động đầu tư

3.2. Cung tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng

  • Khái niệm mức cung tiền tệ

Mức cung tiền tệ là lượng tiền được cung ứng nhằm thỏa mãn các nhu cầu thanh toán và dự trữ của các chủ thể trong nền kinh tế.

  • Khối lượng tiền trong nền kinh tế được cung ứng từ những tác nhân sau:

– Ngân hàng Trung ương

– Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

– Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

  • Các nhân tố ảnh hưởng mức cung tiền

Cung tiền tệ trong nền kinh tế do ngân hàng Trung ương quyết định thông qua chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì mức cung tiền giảm và ngược lại. Các yếu tố làm cơ sở để ngân hàng Trung ương quyết định đến chính sách tiền tệ của mình là:

– Chỉ số trượt giá và tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ

– Mức độ thâm hụt ngân sách Nhà nước

– Mức độ thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế

4. Các thuật ngữ liên quan

  • Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông là khối lượng tiền do tổng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong mọi thời kì quyết định.
  • Khối lượng tiền trong lưu thông là khối lượng tiền thực có trong lưu thông, do yếu tố chủ quan của con người phát hành để đưa vào lưu thông.
  • Tính lỏng hay còn gọi là tính thanh khoản (liquidity) là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản.

Wikinvest là nơi cung cấp cho nhà đầu tư kiến thức về tài chính, chứng khoán một cách chính xác, đầy đủ, và toàn diện nhất.

Tất cả các báo cáo hay khuyến nghị từ Wikinvest đều xuất phát từ triết lý “đầu tư giá trị”, kết hợp với quá trình phân tích cẩn trọng và tầm nhìn dài hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
 
0392.398.516