contact.wikinvest@gmail.com | 0392.398.516

Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

1. Bài học từ sự thua lỗ

chia sẻ từ 1 tỷ phú

Kinh nghiệm đầu tư không chỉ được đúc kết từ bản thân, hay những nhà đầu tư thành công nổi tiếng trong giới đầu tư như Warren Buffett, mà còn được rút ra từ những bài học qua những thất bại của số đông nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân nào khiến đám đông thường thua lỗ trên thị trường chứng khoán, để tránh khỏi hành vi của đám đông và rút ra những bài học đầu tư cho chính mình nhé!!

Trên thị trường, người ta cứ mải mê đi tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhưng lại ít khi tìm kiếm các cơ hội để học tập và nâng cao kiến thức. Đặc thù của TTCK là thị trường của đám đông, nhưng có một nghịch lý trên thị trường là đám đông thường không bao giờ chiến thắng. Theo thống kê không chính thức, thì 95% nhà đầu tư tham gia thị trường đều thua lỗ, và chỉ có khoảng 5% thành công.

Có thể trong 1 giai đoạn thị trường tăng hay bạn đang nắm giữ một số mã cổ phiếu mang lại lợi nhuận nên sẽ rất khó cảm nhận được điều đó, nhưng về dài hạn với những người từng lăn lộn trên thị trường chứng khoán nhiều năm, họ lại rất hiểu về quy luật “tàn khốc” và “khắc nghiệt” này.

  • Nhà đầu tư chỉ tập trung vào tìm kiếm cơ hội làm giàu thay vì phát triển bản thân

Khi được hỏi về nên đầu tư cái gì và như thế nào. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet từng nói: Hãy đầu tư vào bản thân và đầu tư vào bản thân là sự đầu tư tốt nhất. Vì suy cho cùng, con người làm ra tiền bạc, chứ tiền bạc không làm ra con người. Trên thị trường, người ta cứ mải mê đi tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhưng lại ít khi tìm kiếm các cơ hội để học tập và nâng cao kiến thức. Chứng khoán là một thị trường “mua bán rủi ro”, nên rủi ro trên thị trường chứng khoán là điều không bao giờ tránh được, và chúng ta chỉ có thể hạn chế bớt rủi ro cho mỗi quyết định đầu tư của mình bằng cách nâng cao năng lực của bản thân. Nếu vì lý do gì mà NAV của bạn lớn hơn kiến thức của bạn thì sớm hay muộn nó cũng sẽ trở lại vị trí ban đầu vốn có của nó.

chi sẻ từ tỉ phú warden buffet
  • Nhìn bảng điện, hóng hớt thông tin thay vì tập trung nghiên cứu

Mỗi quyết định mua bán trên thị trường đều chỉ tốn có chưa đầy 1 phút, nhập lệnh và enter, tuy nhiên đằng sau 1 phút đặt lệnh đó nó là cả một khối lượng công việc nghiên cứu khổng lồ.

Trong cuộc sống đời thường, nhiều khi người ta có thể cò kè, mặc cả từng đồng từng hào, nhưng lên thị trường hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng được ra quyết định một cách vội vàng.

80% thời gian của những nhà đầu tư cá nhân, những người lướt sóng và trading là theo dõi bảng điện, đọc tin và hóng hớt các diễn đàn, group chat… trong khi đó có khi chưa đến 20% thời gian là nghiên cứu về doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Nhiều người sợ mất cơ hội lao vào mua cổ phiếu, đến khi cổ phiếu bắt đầu giảm mới bắt đầu quay sang đọc báo cáo tài chính, và lục lại lịch sử doanh nghiệp… Và với nhiều người, họ chỉ thực sự nghiên cứu khi cổ phiếu giảm và lỗ.

Ngược lại, những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ dành phần lớn thời gian vào nghiên cứu doanh nghiệp, khảo sát thực tế doanh nghiệp, sản phẩm, đối thủ, thị trường…của công ty mà họ đầu tư, chứ không phải là ngồi hàng giờ trước bảng điện tử và “hy vọng” cổ phiếu tăng giá.

Bài học rút ra: nâng cao kiến thức, tập trung nghiên cứu cổ phiếu, thay vì dành cả ngày nhìn bảng giá để tâm lý vững vàng hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư.

  •  Không phân tích đúng sai khi tiếp nhận thông tin.

Trên thực tế, thị trường chứng khoán luôn có sự chênh lệch về cả nguồn lực, thông tin và sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp và những nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường. Và rất khó cho nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tham gia thị trường với một vị thế bất bình đẳng như vậy. Cụ thể, các nhà tạo lập, hay một số doanh nghiệp có hành vi thao túng giá cổ phiếu để trục lợi, bằng việc tung thông tin hoang mang về doanh nghiệp, kết quả kinh doanh xấu,…. Nếu nhà đầu tư không bình tĩnh đánh giá mức độ chính xác của tin tức và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giá cổ phiếu, thì sẽ mãi mãi mất tiền oan cho “cá mập”.

          Vì vậy, bài học cho nhà đầu tư là hãy cảnh giác với mọi thông tin bạn tiếp nhận, phân tích kỹ lưỡng để không bị cuốn theo đám đông nhé!!

  • Mua bán theo giá cả, không theo giá trị

Số đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua bán cổ phiếu thường chỉ quan tâm giá cổ phiếu đang bao nhiêu, và so sánh giữa cột giá của các mã, hoặc giá các cổ phiếu trong cùng một ngành để cho rằng cổ phiếu này đắt hơn hay rẻ hơn cổ phiếu kia. Tuy nhiên, giá cao không phải là đắt và ngược lại, giá thấp không phải là rẻ, nên nhiều người không hiểu được giá trị nội tại của doanh nghiệp.

Bài học rút ra ở đây là, nhà đầu tư phải định giá được điểm mua cổ phiếu theo giá trị nội tại của doanh nghiệp (chẳng hạn như định giá dựa trên tài sản doanh nghiệp sở hữu), sau đó xác định điểm bán theo tiềm năng tăng trưởng của hoạt động kinh doanh khiến giá cổ phiếu tăng đến đâu. Thật vậy, việc xác định giá cổ phiếu từ giá trị doanh nghiệp là lối đi đúng cho nhà đầu tư thay vì mua cổ phiếu theo giá cả trên thị trường.

2. Kinh nghiệm gồng lỗ và gồng lãi

hình ảnh nhà đầu tư chưa chịu chốt lãi

Trong giới đầu tư, có khá nhiều tranh cãi về việc gồng lỗ, gồng lãi. Đối với trường phái phân tích kỹ thuật, hay những nhà đầu tư ưa thích lướt sóng ngắn hạn (trading), thì việc chốt lời và cắt lỗ sớm (thường cắt lỗ tối đa 10%) thực sự cần thiết để bảo toàn vốn. Tuy nhiên, theo quan điểm về đầu tư giá trị của Wikinvest, thay vì cắt lỗ và chốt lời quá sớm, chúng ta nên học cách gồng lỗ, gồng lãi để tối đa hóa lợi nhuận.

Vậy gồng lỗ và gồng lãi là gì ?

Gồng lỗ là trạng thái nhà đầu tư giữ cổ phiếu khi giá thị trường giảm thấp hơn giá mua, khiến tài khoản đỏ và âm tiền. Kỳ vọng của những nhà đầu tư “ gồng lỗ” là cổ phiếu sẽ tăng giá trở lại trong tương lai để hòa vốn hoặc có lời.

ảnh gồng lãi của nhà đầu tư

Ngược lại, gồng lãi là trạng thái khi tài khoản của nhà đầu tư đang có lãi, nhưng vẫn tiếp tục chờ đợi giá cổ phiếu tăng thêm để gia tăng lợi nhuận.

Ngược lại, gồng lãi là trạng thái khi tài khoản của nhà đầu tư đang có lãi, nhưng vẫn tiếp tục chờ đợi giá cổ phiếu tăng thêm để gia tăng lợi nhuận.

Không phải gồng lỗ, gồng lãi luôn đúng!!

Sự thật không như vậy, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng việc gồng lỗ, lãi trong đầu tư. Khi bạn đang trong trạng thái lỗ, phải phân tích rõ mình đang sai hay đúng, để ra quyết định phù hợp. Nếu như bạn sai vì lỡ đu đỉnh cổ phiếu rác, thì phải kiên quyết cắt lỗ để tránh lỗ sâu thêm, và rút ra bài học cho lần sau. Tuy nhiên, nếu bạn đúng khi lựa chọn cổ phiếu tốt, doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai, gồng lỗ lúc này rất cần thiết, kiên định chờ giá hồi phục. Đừng lo lắng, với cổ phiếu thực sự tốt như vậy, bạn chỉ lỗ khi bạn cắt lỗ; ngược lại, khi giá tăng trở lại, không những không lỗ mà tài khoản còn lãi to đấy!!

Gồng lãi chỉ áp dụng khi bạn dự đoán được cổ phiếu còn tiềm năng tăng giá, do triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp, tâm lý nhà đầu tư,…. Tuy nhiên khi cổ phiếu vượt khỏi những điều trên, nằm ngoài khả năng dự đoán của bạn và tăng một cách phi lý, đây là thời điểm nên chốt lời. Thực sự, biết đủ thay vì cố gồng lãi thêm mới giúp bạn bảo toàn số lãi của mình, bởi lúc này khi không có cơ sở gì để tăng giá, thì rủi ro điều chỉnh cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Tại sao đa số nhà đầu tư không thể gồng lỗ, hay gồng lãi ?

Việc thiếu kiến thức, bị tâm lý đám đông hay fomo (fear of missing out: sợ mất cơ hội làm giàu) đều là nguyên nhân khiến gồng lỗ, lãi trở nên khó khăn.

Khi nhà đầu tư không hiểu rõ về cổ phiếu đã mua, sẽ luôn trong trạng thái lo lắng, nhìn biến động bảng giá cổ phiếu mỗi ngày. Tình trạng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí bạn sẽ lo mất ăn, mất ngủ nếu tài khoản bị lỗ. Kết quả là, lý trí sẽ mách bảo bạn cắt lỗ càng sớm càng tốt vì không biết giá cổ phiếu có giảm sâu thêm nữa không.

Bạn cần làm gì để có thể gồng lỗ, lãi đúng cách?

Sau đây là một số lời khuyên của Wikinvest có thể giúp bạn tin tưởng vào bản thân mình hơn, giảm thiểu tâm lý lo lắng luôn muốn cắt lỗ, chốt lời sớm đối với cổ phiếu tốt.

  • Trang bị đầy đủ kiến thức trước khi đầu tư thật.
  • Đầu tư trải nghiệm.
  • Tuân thủ kỷ luật, quản trị vốn tốt
  • Bắt đầu từ số vốn nhỏ, sau đó khi tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm, mới nâng vốn dần lên, để rút ra bài học.

Nếu bạn bắt đầu đầu tư với một khoản tiền lớn, khi tài khoản đỏ và rơi vào trạng thái lỗ, bạn sẽ rất khó để ra quyết định đúng đắn. Bởi lúc này, bạn có tâm lý sợ mất tiền, nên luôn  nhìn vào số tiền mình lãi, lỗ thay vì phân tích đúng sai. Nếu bạn không phân tích để rút ra bài học, việc lặp lại sai lầm cũ sẽ dễ dàng xảy ra trong tương lai.

3. Làm sao để tránh fomo (sợ mất cơ hội)

phân vân mua hat bán của nhà đầu tuw

Fomo là gì?

Trong đầu tư chứng khoán, fomo là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư gặp phải dù là nhà đầu tư nhỏ lẻ hay nhà đầu tư chuyên nghiệp. Fomo (Fear Of Missing Out) được hiểu nôm na là sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất cơ hội gì đó ngỡ như có giá trị. Nó luôn thôi thúc bạn nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp nhất, tốt nhất để hành động. Vậy thì chúc mừng bạn, đây mới chính là lúc bạn đưa ra những quyết định thiếu lý trí, gây ít nhiều hậu quả.

Khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu hưng phấn hay tuyệt vọng, tâm lý Fomo của các nhà đầu tư cũng từ đó mà xuất hiện. Nếu như thị trường đang hưng phấn sẽ thúc đẩy nhà đầu tư mua cổ phiếu ngay lập tức vì sợ bỏ lỡ cơ hội mua được cổ phiếu tốt, giá tốt. Tuy nhiên quá nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường khi hưng phấn sẽ đồng thời tạo ra giá ảo, không thực chất. Đến khi thị trường đảo chiều, các cổ phiếu bắt đầu sụt giảm, các nhà đầu tư lại rơi vào tâm lý hoảng sợ, bán tống bán tháo để cắt lỗ chốt lời.

Tham khảo bài viết : FOMO là gì? Cách vượt qua hội chứng FOMO trong chứng khoán

4. Kinh nghiệm bắt đáy

Bắt đáy là gì?

Bắt đáy cổ phiếu ở đây, nghĩa là khi thị trường chứng khoán giảm điểm về vùng đáy, nhà đầu tư nhảy vào mua cổ phiếu với kỳ vọng mình bắt được điểm đáy của thị trường, mua với giá thấp nhất của cổ phiếu. Việc bắt đáy thành công đã quyết định được 50% tỷ lệ thắng và an toàn trong đầu tư, bởi giá cổ phiếu hồi từ vùng đáy đi lên đã đem lại tỷ lệ lợi nhuận khá lớn cho nhà đầu tư.

Câu chuyện “bắt đáy cổ phiếu” nghe có vẻ dễ dàng, tuy nhiên, theo đánh giá của số đông nhà đầu tư, kể cả những người lâu năm trên thị trường, lại cho rằng “không dễ ăn” đến thế. Trên thực tế, khi thị trường tạo đáy đi lên được một thời gian rồi, nhà đầu tư mới biết đâu mới thực sự là đáy, rồi kẻ này người nọ suýt xoa “ Giá mà ngày ấy mình bắt đáy”. Vậy tại sao nhà đầu tư không dám bắt đáy, theo phân tích của Wikinvest, dựa vào 2 yếu tố sau đây:

  • Kiến thức

Bạn cần có đủ kiến thức, kinh nghiệm, có thể đánh giá được xu hướng của thị trường sẽ đi lên sau đợt điều chỉnh, và cổ phiếu còn rẻ so với tiềm năng tăng giá trong tương lai. Lúc này, khi đã nắm được phần lớn xu hướng tăng giá trong trung – dài hạn của cổ phiếu, bạn mới có thể yên tâm mua thêm (trong trường hợp còn vốn theo tỷ lệ phân bổ ban đầu).

Tuy nhiên, đa số nhà đầu tư không có đủ kiến thức để phân tích được thị trường sẽ đi về đâu, nên không dám mua thêm, do tâm lý sợ hãi chung của đám đông, liệu cổ phiếu có thực sự tốt không, giá cổ phiếu có xuống tiếp hay không?

  • Quản trị vốn

Việc quản trị vốn tốt giúp bạn tối ưu tỷ suất lợi nhuận, giảm bớt tác động của tâm lý sợ hãi khi bắt đáy.

Ví dụ

Bạn phân bổ 25% tài sản mua cổ phiếu FPT, trong đó, chia làm 3 lần mua, 5%, 10%, 10%. Khi bạn đoán xu hướng thị trường tạo đáy, có thể chia làm 3 lần mua theo tỷ lệ trên. Điều này vừa giúp bạn không bị hoảng sợ khi giá cổ phiếu lỡ giảm thêm, bởi vẫn còn tiền

5. Rủi ro và chấp nhận rủi ro trong đầu tư

Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng luôn có rủi ro, từ kinh doanh, mua trái phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng cho đến đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, để là một nhà đầu tư thành công, bạn cần phân tích được rủi ro và đánh giá xem bạn có thể chấp nhận được không, từ đó tìm ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, luôn học hỏi nâng cao kiến thức là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro về mức thấp nhất.

  • Thế nào là rủi ro trong đầu tư ?
những rủi ro trong đầu tư

Trước hết, bạn cần hiểu về các loại rủi ro có thể gặp phải trong đầu tư.

  • Rủi ro lạm phát và lãi suất: sự thay đổi về lãi suất trong các chính sách của chính phủ thường tạo ra các biến động trong thị trường chứng khoán, với mối quan hệ ngược chiều. Chẳng hạn như, khi Fed ( ngân hàng trung ương Hoa Kỳ) đưa ra thông báo nâng lãi suất, Chứng khoán Mỹ đảo chiều, phản ánh tâm lý lo sợ lãi suất ngân hàng hấp dẫn hơn là đầu tư chứng khoán.
  • Rủi ro về thanh khoản: Khả năng thanh khoản cổ phiếu là rủi ro luôn tồn tại của thị trường chứng khoán, thể hiện khả năng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền và ngược lại. Chính vì vậy mà những cổ phiếu có thanh khoản thấp thường ít được ưa thích hơn.
  • Rủi ro kiểm toán: Hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán không phải luôn đúng hoàn toàn. Trong báo cáo kiểm toán, các kiểm toán viên luôn nhấn mạnh ý kiến kiểm toán chỉ dựa trên các khía cạnh trọng yếu của của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đâu đó trong hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp vẫn luôn có rủi ro mà kiểm toán không thể phát hiện hết. Trên thực tế, thậm chí top 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới như EY, Deloitte, KPMG, E&Y cũng đã từng vướng phải các vụ kiện làm ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Chẳng hạn như, trường hợp của PwC, bị Taylor Bean kiện do đã kiểm toán báo cáo tài chính của Colonial Bank nhưng không phát hiện ra các tài sản giả của Taylor Bean. Sai sót này, theo Taylor Bean, đã khiến họ thiệt hại hàng tỷ USD.  Trước đó, công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán cho Taylor Bean là Deloitte đã phải chi một khoản tiền (không được tiết lộ) để hòa giải với Taylor Bean vì không phát hiện hành vi gian lận 3 tỷ USD của ngân hàng này. Nói cách khác, Taylor Bean đã được lợi 3 tỷ USD nhờ gian lận, sau đó lại tiếp tục muốn kiếm thêm tiền từ các bên vì không phát hiện ra gian lận của họ.

+Rủi ro truyền thông:  truyền thông và kiểm soát an toàn thông tin mạng vốn đã luôn là vấn đề đau đầu của nhiều quốc gia. Đối với thị trường chứng khoán cũng phải ngoại lệ, luôn có những tin tức được tung ra bởi các tổ chức, tạo lập, đội lái để trục lợi, từ đó gây rủi ro giảm giá cổ phiếu, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

+Rủi ro pháp lý: Nhà nước có những quy định nghiêm ngặt về vốn, Luật chứng khoán được điều chỉnh liên tục để nâng cao tính minh bạch của thị trường. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư hay công ty phát hành chứng khoán không nắm rõ các vấn đề pháp lý sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Ví dụ như, năm 2020, sàn Hose yêu cầu giao dịch lô chẵn 100 thay vì lô 10 như trước đó (mua bán tối thiểu bội số của 100 cổ phiếu). Khi quy định đi vào thực thi,  nếu nhà đầu tư không nắm bắt kịp thời luật này mà vẫn giữ số lượng 90 cổ phiếu, thì sẽ phải bán cho công ty chứng khoán thu mua lô lẻ với giá rẻ hơn giá thị trường.

  • Chấp nhận rủi ro trong đầu tư.
chấp nhần rủi ro và đầu tư

Trước hết hãy xác định khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.  

Tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, thu nhập hàng tháng, mức độ ổn định của thu nhập, mức độ chi tiêu so với thu nhập, khối lượng tài sản cá nhân, thời gian thực hiện các mục tiêu, kiến thức…, các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau. Thông thường, khả năng chấp nhận rủi ro được phân theo 3 mức độ:

  • Khả năng chấp nhận rủi ro cao (Aggressive Risk Tolerance)
  • Khả năng chấp nhận rủi ro trung bình (Moderate Risk Tolerance)
  • Khả năng chấp nhận rủi ro thấp (Conservative Risk Tolerance)

Ví dụ:  Thông thường, những người trẻ mới tham gia vào thị trường tài chính thường có xu hướng giao dịch tích cực và sức chịu đựng rủi ro cao. Trong khi đó, các nhà đầu tư lớn tuổi hơn có xu hướng giảm khả năng chấp nhận rủi ro xuống còn mức thấp hơn.

Sau đó, hãy tìm cho mình những giải pháp để giảm thiểu rủi ro một cách tối đa. Theo Wikinvest, bạn nên thực hiện các nguyên tắc sau đây:

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Có câu nói nổi tiếng trong giới đầu tư rằng “ Không ai bỏ trứng vào một rỏ”. Thật vậy, đa dạng mã chứng khoán thuộc các nhóm ngành khác nhau là cách mà hầu hết các nhà đầu tư thành công áp dụng trong đa dạng hóa danh mục nhằm phân tán rủi ro. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đầu tư vào quá nhiều các mã ngành khác nhau, một danh mục tối ưu nhất thường gồm từ 3-5 mã, mỗi mã thuộc một nhóm ngành, để phù hợp với khả năng phân tích và thời gian theo dõi. Nếu bạn muốn gia tăng vốn, hãy tập trung thời gian phân tích kỹ lưỡng tiềm năng tăng trưởng của các mã này và tăng tỷ trọng vốn, thay vì luôn đi tìm cơ hội mới. Về bản chất trên thị trường chứng khoán, giao dịch càng nhiều càng  ảnh hưởng đến tâm lý, dễ thua lỗ và khiến tỷ suất lợi nhuận của bạn giảm sút. Ví dụ, bạn có thể chọn một danh mục với một mã ngành ngân hàng (VCB), một mã nhóm ngành phòng thủ như điện (REE), và một mã nhóm ngành tăng trưởng như MWG.

  • Phân bổ danh mục đầu tư phù hợp.

Sau khi đã tìm ra được những cổ phiếu cho danh mục của mình, cách phân bổ phù hợp cũng rất quan trọng giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận. Ví dụ, như với danh mục trên, bạn định giá được cổ phiếu VCB sẽ tăng giá với tỷ lệ lợi nhuận nhiều nhất, tiếp đến MWG, REE. Nếu bạn là người chấp nhận rủi ro cao, bạn có thể phân bổ theo tỷ lệ 40%, 40%, 20%. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chấp nhận rủi ro ở mức thấp, tỷ lệ 50% vào nhóm ngành phòng thủ như REE có thể là một lựa chọn an toàn.

  • Tuân thủ kỷ luật khi đầu tư.

Đầu tư chứng khoán không phải là trò chơi may rủi, cảm tính, nhà đầu tư cần tuân thủ kỷ luật và có mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn theo trường phái phân tích kỹ thuật, đầu tư lướt sóng, kiên quyết tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ và chốt lời là cách tốt nhất để loại bỏ tâm lý lo lắng, fomo khiến bạn đưa ra quyết định sai lầm. Bởi khi lướt sóng, bạn chưa thực sự dành đủ thời gian để tìm hiểu về doanh nghiệp, nên cũng không có cơ sở gì để bạn giữ cổ phiếu quá lâu, chưa bàn đến chuyện gồng lỗ, gồng lãi.

Ngược lại, nếu bạn là nhà đầu tư giá trị, chọn lựa cổ phiếu dựa vào giá trị và tiềm năng tăng trưởng của công ty, bạn cần tin tưởng vào doanh nghiệp, tuân thủ ít nhất là việc gồng lỗ, gồng lãi để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận của mình. Bạn chỉ nên thực sự chốt lời khi cổ phiếu đã hết tiềm năng tăng trưởng hoặc do một số yếu tố khác, không nên chốt lời khi nghe theo đám đông, các hội nhóm môi giới hô hào. Trên thực tế, số đông không luôn chiến thắng, 95% nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán vì không tuân thủ kỷ luật.

6. Cẩn thận khi dùng con dao hai lưỡi “ margin”

cảnh báo về vay margin

Margin là gì?

Margin (hay giao dịch kí quỹ) là hợp đồng vay giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Trong đó, tài sản thế chấp chính là cổ phiếu mà nhà đầu tư đã mua. Đây là một đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận so với việc sử dụng vốn tự có. Đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, margin là công cụ giúp tối ưu hóa lợi nhuận lên rất nhiều lần.

Ví dụ

Bạn có 100 triệu để mua cổ phiếu FPT. Nhưng bạn hoàn toàn có thể mua cổ phiếu với số tiền gấp đôi, gấp ba số vốn bạn có bằng cách vay margin. Điều đó đồng nghĩa với việc, số lượng cổ phiếu tối đa bạn có thể mua cũng gấp đôi. Lợi nhuận tăng lên và bạn chỉ phải trả thêm cho công ty chứng khoán phí giao dịch cũng lãi suất margin.

Khi dùng “margin”, các nhà đầu tư đối mặt với nhiều rủi ro.

  • Lãi suất vay margin dễ dẫn đến quyết định sai lầm

Khi công ty chứng khoán cho nđt vay tiền thì đồng nghĩa với việc nđt phải chịu một loại chi phí gọi là lãi vay. Hiện nay các công ty chứng khoán thường cho vay margin với lãi suất giao động từ 12%-14% / năm. Khi sử dụng margin thì áp lực trả lãi vay lớn khiến nhà đầu tư vội vàng, muốn lãi nhanh, kịp thời để ít nhất bù đắp được chi phí vay margin, dẫn đến những quyết định không chính xác

  •  Rủi ro về Margin call tạo gánh nặng nợ nần.
 Rủi ro về Margin call tạo gánh nặng nợ nần

Khi chứng khoán của bạn giảm đến mức tỷ lệ ký quỹ thấp hơn mức margin call, thì công ty chứng khoán sẽ thông báo yêu cầu nộp thêm tiền để bổ sung ký quỹ, nếu như không bổ sung thì công ty chứng khoán sẽ có quyền bán chứng khoán để thu hồi nợ. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể đối mặt với rủi ro mất trắng nếu thị trường giảm sâu như năm 2018. Vào thời điểm này, nếu bạn đầu tư tiền thật, tỷ lệ lỗ là 50%, nhưng khi dùng đòn bẩy margin, câu chuyện khác hoàn toàn với tỷ lệ lỗ là 100%, đồng nghĩa với việc bay sạch tiền trong tài khoản.

Ở vụ margin call lớn nhất trong lịch sử, một loạt cổ phiếu từ các tập đoàn công nghệ Trung Quốc cho đến các ông lớn truyền thông Mỹ đã bị bán tháo, với tổng trị giá lên tới hơn 30 tỷ USD.

Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi dùng đòn bẩy tài chính “margin”

Nói tóm lại, việc dùng margin cũng như sử dụng một con dao hai lưỡi, mà dao hai lưỡi thì chỉ nên dành cho những người thật sự kinh nghiệm. Vì vậy margin chỉ hiệu quả cho những nhà đầu tư lâu năm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Theo Wikinvest, sau đây là một số lời khuyên khi dùng margin để giảm thiểu rủi ro.

  • Chỉ nên sử dụng margin khi bạn là một người có kinh nghiệm lâu năm. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì không nên sử dụng.
  • Chỉ sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn lình xình cũng không nên sử dụng margin.
  • Chỉ nên sử dụng margin trong các giao dịch ngắn hạn, nếu đầu tư lâu dài thì margin không phải một lựa chọn khôn ngoan.
  • Chỉ nên dùng margin khi đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt như cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu Bluechip. Với các cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì không nên dùng margin.

Margin có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá nhưng cũng làm cho tài sản của họ “bốc hơi” một cách nhanh chóng khi cổ phiếu giảm giá. Do đó, nhà đầu tư khi lựa chọn công cụ này cần tính toán kỹ về thời điểm sử dụng cũng như phân tích chi tiết để lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng nhất.

Wikinvest là nơi cung cấp cho nhà đầu tư kiến thức về tài chính, chứng khoán một cách chính xác, đầy đủ, và toàn diện nhất.

Tất cả các báo cáo hay khuyến nghị từ Wikinvest đều xuất phát từ triết lý “đầu tư giá trị”, kết hợp với quá trình phân tích cẩn trọng và tầm nhìn dài hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
 
0392.398.516