1. Nguyên lí làm giàu mà nhiều người nổi tiếng chia sẻ
Kim tứ đồ là 1 bí mật để dẫn bạn tới sự thành công và giàu có. Đây là định nghĩa được bậc thầy Robert Kiyosaki đưa ra trong tác phẩm “Cha giàu cha nghèo” và “Dạy con làm giàu”. Xác định kim tứ đồ là cách bạn hiểu về dòng tiền của mình và vạch ra định hướng cho cuộc sống. Dù bạn là ai, dù bạn đang làm nghề gì thì cũng thuộc Kim tứ đồ dưới đây.
Trong đó:
- Employee – là người làm thuê: Đây là nhóm có số lượng đông đảo nhất, bán thời gian, bán sức lao động để đổi lại lương – số tiền được thỏa thuận với người thuê mình. Với mức lương nhận được từ công việc làm thuê thì nhóm người này thường chỉ để chi tiêu cho cuộc sống sinh hoạt. Những công việc như công nhân nhà xưởng, thợ may hay đến giáo viên, bác sĩ bệnh viện cũng thuộc nhóm này, vì đều là làm việc cho 1 tổ chức và tổ chức đó trả tiền cho hoạt động lao động của họ.
- Self-employee – được giải nghĩa là “tự làm thuê cho bản thân”: Đây là khi chúng ta đứng ra tự kinh doanh 1 sản phẩm hoặc phát triển 1 sản phẩm, bạn phải tự mình có trách nhiệm hoàn toàn với sản phẩm đó. Và việc thành bại của nó là ở bạn chứ bạn không phải là 1 phần để tạo nên sự thành bại của sản phẩm đó. Từ hộ kinh doanh cá thể, start-up trong các ngành nghề tới bà bán nước vỉa hè cũng được phân loại vào nhóm S trong Kim tứ đồ.
- Business Owner – chủ doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp là 1 bước cao hơn so với hộ kinh doanh. Khi là chủ doanh nghiệp, ngoài việc bạn phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình thì bạn còn có trách nhiệm trả lương cho những nhân viên của mình. Chủ doanh nghiệp là khi xây dựng nên 1 hệ thống kinh doanh có thứ bậc, nhân viên rõ ràng.
- Investor – nhà đầu tư: Đây là cấp độ cao nhất trong 4 cấp độ của kim tứ đồ. Khi mà số tiền của bạn được sử dụng để quay vòng trong các kênh đầu tư và bạn chẳng phải động tay vào làm để kiếm ra tiền đó là khi bạn đầu tư. Có nhiều kênh đầu tư khác nhau như vàng, bất động sản, chứng khoán,… nhưng đặc điểm chung khi đầu tư là tiền tự sinh ra tiền mà chẳng phụ thuộc sức lao động.
Điểm chung khi bạn ở nửa trái của Kim tứ đồ đó là bạn phải đánh đổi sức khỏe và thời gian để có được tiền. Nhưng khi bạn là chủ doanh nghiệp hoặc là nhà đầu tư thì tiền bạc được đưa ra để đổi lại thời gian cho bạn.
2. Bí quyết làm giàu của Warren Buffett
Warren Buffett là 1 tỷ phú nổi tiếng trên toàn thế giới mà bất kể ai cũng ngưỡng mộ. Di sản mà ông để lại cho thế giới không chỉ là những dự án từ thiện, những quỹ quyên góp giúp trẻ em, người nghèo vượt qua khó khăn. Mà cao cả hơn đó là những triết lí trong kinh doanh đầu tư, những bài học xương máu từ cuộc đời ông không khác nào những chiếc cần câu giúp chúng ta phát triển trên con đường sự nghiệp của mình. Để tìm hiểu thêm về vị tỷ phú này và nguyên tắc của ông ấy, các bạn có thể đọc bài viết: Warren buffett và những nguyên tắc làm giàu
3. Lí giải tại sao phải tích lũy và đầu tư
Năm 2020 đã cho chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc tích lũy và đầu tư. Khi mà dịch bệnh bùng phát và nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp phải dừng hoạt động hoặc cắt giảm nhân sự. Câu hỏi đặt ra là: trong những giai đoạn khó khăn như vậy, đâu sẽ là bệ đỡ cho bạn.
Lúc này, tích lũy và đầu tư chính là chỗ dựa cho bạn.
Tích lũy là phòng hộ – Đầu tư là sinh lời. Tích lũy và đầu tư chính là cách dự phòng cho cuộc sống tương lai của chính chúng ta. Tích lũy và đầu tư từ sớm càng tạo cho bạn nền tảng tự tin trong cuộc sống, tạo nền tảng cho sự tự do tài chính sau này.
Tối giản chi tiêu cho những thứ không thực sự cần thiết, kiến thiết lại nguồn thu nhập của mình và đưa nó thành 1 khoản tích lũy. Sau đó đầu tư khoản tích lũy đó vào các kênh đầu tư sinh lời để tiền tự sinh ra tiền. Như vậy, bạn đã nhẹ đi 1 phần gánh nặng tài chính cho tương lai sau này.
Có nhiều kênh tích lũy đầu tư khác nhau như vàng, bất động sản, đầu tư kinh doanh,… Hay kể cả gửi tiền ngân hàng hàng năm cũng là 1 kênh đầu tư tiền.
Hãy từ bỏ suy nghĩ: khi có tiền mới tích lũy và đầu tư. Thay vào đó chính là tích lũy và đầu tư để có nhiều tiền hơn.
Nhiều tỷ phú nổi tiếng trên thế giới đa phần đều xây dựng sự nghiệp từ khi còn nhỏ. Ngoài những công việc bán thời gian, họ không ngừng xây dựng nên những ý tưởng để đầu tư số tiền của mình sao cho hợp lí và an toàn. Từ những khoản đầu tư nhỏ xây dựng nên những khoản đầu tư lớn và lớn hơn nữa.
Để rồi khi có bất kì biến cố ngoại cảnh hay nội tại nào xảy ra, bạn không hề run sợ trước nghịch cảnh.
4. Tích lũy và đầu tư như thế nào là hợp lý
Thứ nhất: Không vay mượn để đầu tư tiền.
Tích lũy và đầu tư là 2 khái niệm đi đôi với nhau. Để đầu tư an toàn, bạn cần đầu tư bằng khoản tích lũy của riêng mình. Để khoản tích lũy của mình sinh lời, bạn cần đầu tư chúng.
Đầu tư cũng là 1 món hời, nhưng cũng không khác gì 1 món đặt cược. Việc vay mượn để đầu tư nên được tối kỵ. Nhất là khi bạn không có đủ kiến thức và kinh nghiệm thì không nên mạo hiểm với kênh đầu tư đó.
Đối với nhiều tỷ phú nổi tiếng, không phải không có những lúc vay mượn để đầu tư. Nhưng với những nhà đầu tư nhỏ lẻ và thiếu kiến thức thì việc vay mượn để đầu tư chưa chắc đã giúp bạn lãi kép, mà có khi còn lỗ kép.
Thứ hai: Phân bổ nguồn vốn và dòng tiền phù hợp.
Có nhiều kênh đầu tư trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia vào những kênh đầu tư đó. Việc bạn chọn kênh đầu tư phù hợp với nguồn vốn của mình chính là cách tối ưu để bạn có thể đầu tư trong bất kì hoàn cảnh nào.
Với số vốn từ vài triệu, bạn đã có thể đầu tư chứng khoán. Nhưng muốn đầu tư bất động sản thì ít nhất cũng phải từ vài trăm triệu đến tiền tỷ.
Thêm nữa, việc phân bổ dòng tiền để tích lũy sao cho phù hợp với cuộc sống sinh hoạt cá nhân cũng là 1 bài toán mà chính bạn phải tự đưa ra đáp án cho mình.
Thứ ba: “Không bỏ trứng vào cùng 1 giỏ”.
Chắc chắn đây là bài học mà rất nhiều tỷ phú chia sẻ khi làm giàu. Không thể đặt cược toàn bộ trứng của mình vào 1 giỏ, nếu quạ cắp cái giỏ đó thì đồng nghĩa với việc mất hết.
Không đầu tư toàn bộ số tiền của mình vào 1 kênh đầu tư cũng chính vì vậy.
Và ở trên thị trường chứng khoán cũng thế, đừng bao giờ all-in vào 1, 2 mã cổ phiếu. Cũng đừng mua quá nhiều cổ phiếu là cách tối ưu hóa lợi nhuận và đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.