Uncategorized

Các chỉ báo thường dùng

Nhóm chỉ báo kĩ thuật: xu hướng giá.

1. Đường trung bình trượt đơn giản SMA

Simple Moving Average (“SMA”) là một chỉ số phản ánh xu hướng giá.

Chỉ số này loại bỏ các biến động lớn của giá chứng khoán hàng ngày và tạo ra đường giá chứng khoán mềm mại hơn.

Cũng như các chỉ số kỹ thuật khác, đường trung bình trượt giản đơn được xây dựng dựa trên giá chứng khoán và do đó nó có độ trễ so với mức giá hiện tại.

Bạn có thể xây dựng đến 3 đường trung bình trượt giản đơn trên một biểu đồ và cũng có thể thay đổi khung thời gian cho mỗi đường.

Ví dụ:

Để hiển thị 3 đường trung bình trượt giản đơn trên một biểu đồ, bạn có thể chọn khung thời gian 5, 10 và 50.

Việc sử dụng những đường trung bình trượt là cách dễ nhất để xác định hướng biến động giá của giá chứng khoán.

·         Nếu trung bình trượt đang nhích lên có nghĩa là chứng khoán đó có chiều hướng đi lên.

·         Ngược lại, nếu trung bình trượt đi xuống dưới, giá chứng khoán có chiều hướng giảm.

·         Dĩ nhiên, khung thời gian của đường trung bình trượt ảnh hưởng lớn thông tin phản hồi và mức độ giao động của đường trung bình trượt.

2. Đường Trung bình trượt cấp số nhân EMA

Cũng giống như đường Trung bình trượt Giản đơn( SMA ), Đường Trung bình trượt cấp Số nhân (Exponetial Moving Averages ) loại bỏ biến động giá hàng ngày và tạo ra một đường chạy chung với giá.

Điểm khác biện giữa EMA và SMA là yếu tố gia quyền.

·         Giá càng tác động từ mức giá gần nhất thì được phản ánh nhiều hơn trong đường EMA.

·         Còn đối với đường SMA thì giá có tầm quan trọng ngang như nhau trong cả khung thời gian đã lựa chọn.

Có thể xem sự khác biệt do yếu tố gia quyền được thể hiện cho khung thời gian giống nhau cho thời gian 20 ngày cho biểu đồ cổ phiếu DBC – Tập đoàn Dabaco dưới đây.

Chỉ đơn giản thay đường Trung bình Trượt Giản đơn SMA bằng Trung bình Trượt cấp Số nhân EMA, Đường Trung bình Trượt EMA 200 ngày này dịch chuyển thấp xuống phía dưới.

3. Dải băng BollingerBand

Dải Biên độ biến động giá Bollinger tạo ra một vùng bao phủ xung quanh đường Trung bình

Trượt Giản đơn (“SMA”).

Dải biên độ Bollinger được xác định dựa trên mức biến động (volatility) của giá chứng khoán.

Khi giá chứng khoán biến động mạnh, dải Bollinger sẽ mở rộng và ngược lại khi giá chứng khoán biến động ít hơn, dải Bollinger sẽ dần thu hẹp lại.

Trong các biểu đồ phân tích kỹ thuật, dải Bollinger được xây dựng với các thông số ngầm định là 20 và 2.

Tức là dựa trên Đường Trung bình Trượt giản đơn 20 ngày và khoảng rộng của dải là 2 lần của độ lệch chuẩn (standard deviation). Bạn nên giữ nguyên các thông số ngầm định này khi khi sử dụng chỉ số nếu chưa back test các thông số khác

Khi phát hiện thấy hai đường biên dải Bollinger dịch chuyển ra xa nhau và bắt đầu di chuyển theo hai hướng đối lập thì giá đã xảy ra một biến động lớn.

Để xác định khi nào thì biến động giá cổ phiếu đó chấm dứt thì bạn quan sát như sau:

·         Theo dõi đường biên dải Bollinger mà đang dịch chuyển cùng hướng với giá chứng khoán.

·         Khi dải này bắt đầu chuyển hướng và có xu hướng hội tụ với dải đối lập, tức là sự biến động của giá cổ phiếu hiện tại đang mất dần sức mạnh.

4. Chỉ số Báo hiệu Đảo chiều Parabolic SAR

Parabolic SAR là chỉ số xu hướng giá có thể giúp xác định khi nào thì bán cổ phiếu.

SAR được viết của cụm từ tiếng Anh “Stop And Reverse” tức là “Dừng và Đổi chiều” khi giá chứng khoán cắt đường Parabolic SAR,khi đó có thể xem xét bán cổ phiếu.

Bạn có thể xem đây như một công cụ kỹ thuật để hạn chế thua lỗ trong đầu tư của mình.

Nghe hay đấy, vậy cách dùng tốt nhất là gì?Đường Parabolic SAR sau khi chuyển hướng lên phía trên hay xuống phía dưới giá cổ phiếu, nó sẽ chạy chung với đường giá cổ phiếu cho đến khi cắt đường giá.

Khi dùng đường Parabollic SAR như một chỉ số cắt lỗ, bạn sẽ không bao giờ giữ cổ phiếu đó khi biết rằng chỉ số này đang cho tín hiệu là bạn nên bán cổ phiếu.

Tuy nhiên, chỉ số này cũng có hạn chế của nó đó là bạn có thể bán cổ phiếu trong lúc nó chỉ là một tín hiệu điều chỉnh – giảm giá tạm thời trước khi tiếp tục tăng cao hơn.

5. Sức mạnh bí ẩn của chỉ báo ADX

Một trong những công cụ quan trọng để xác định xu hướng thị trường là chỉ báo ADX.

ADX là một chỉ báo cực kỳ mạnh mẽ nếu ai biết cách sử dụng đều có thể nhìn ra được những gì diễn biến sắp tới trên thị trường mà các chỉ báo khác chưa phát ra tín hiệu.

Đây là một công cụ bổ trợ tuyệt với khi kết hợp nó với PSAR hoặc RSI….

Vậy chỉ báo ADX là gì? Sử dụng như thế nào cho hiệu quả nhất?

·         ADX là viết tắt của từ Average Directional Movement Index.

·         Chỉ báo ADX được sử dụng để đo sức mạnh của xu hướng thị trường. Đây là một chỉ báo giao động, có giá trị từ 0 đến 100. Giá trị của ADX càng lớn thì xu hướng khi đó càng mạnh.

·         Nếu chỉ riêng ADX thì nó không cho biết xu hướng tăng hay giảm. Tuy nhiên bên cạnh ADX luôn được đi kèm với các thành phần khác của nó là +DI và -DI, các thành phần này sẽ cho ta biết xu hướng chuẩn bị tăng hay giảm.

Cách sử dụng:

Có 2 cách sử dụng ADX được tóm tắt ngắn gọn như sau:

–             Sử dụng các đường +DI và -DI để xác định xu hướng

·         Khi đường +DI cắt đường -DI từ dưới đi lên, nó cho tín hiệu thị trường sắp tăng giá.

·         Khi đường +DI cắt đường -DI từ trên xuống, nó cho tín hiệu thị trường sắp đi vào xu hướng giảm.

–             Sử dụng ADX để đo sức mạnh xu hướng

·         Khi giá trị của ADX nhỏ hơn 20 (đường ADX nằm dưới đường ngang 20 trên đồ thị) thì thị trường hầu như không có xu hướng, khi đó giá thường đi ngang, giao động ngẫu nhiên.

·         Khi giá trị của ADX vượt lên trên đường 20, thị trường đang bắt đầu hình thành xu hướng, tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn lắm.

·         Trong trường hợp giá trị ADX vượt lên trên đường ngang 25DI+ cắt DI- từ dưới lên thì khá chắc chắn là thị trường đang bước vào giai đoạn tăng giá.

·         Ngược lại, nếu ADX cũng vượt lên trên đường ngang 25DI+ cắt DI- từ trên xuống thì thị trường đang bước vào xu hướng giảm.

Nhóm chỉ số: biến động giá

6. Đường trung bình trượt hội tụ và phân kỳ MACD

Đường Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ: Average Convergence and Divergence (“MACD”) là một chỉ báo phân tích kĩ thuật biến động giá nhưng nó không dịch chuyển trong một khoảng xác định.

Đường Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ MACD được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hai đường trung bình trượt giá.

MACD thông thường được hiển thị bằng hai đường và một biểu đồ dạng cột.

Có hai dạng đường MACD phổ biến dựa trên 3 khung thời gian

1.        Khung thời gian: 26 ngày, 12 ngày và 9 ngày.

2.        Khung thời gian: 17 ngày, 8 ngày và 9 ngày.

Đường MACD thứ nhất có khung thời gian dài hơn sẽ ít biến động hơn đường MACD thứ hai với khung thời gian ngắn hơn và do đó sẽ ít tín hiệu mua hoặc tín hiệu bán hơn.

Tín hiệu mua và bán phổ biến nhất được tạo khi các hai đường MACD cắt nhau.

·         Khi các hai MACD giao cắt, biểu đồ dạng cột cũng cắt đường trung tâm (Zero line: Mức số 0).

·         Khi hai đường MACD giao cắt lên phía trên thì đó đơn giản là tín hiệu Mua.

·         Ngược lại, khi hai đường MACD và biểu đồ giao cắt xuống dưới thì đó đơn giản là tín hiệu Bán.

7. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

RSIRelative Strength Index thường được gọi là Chỉ số sức mạnh tương đối

Đây là một chỉ báo phân tích kĩ thuật động lượng đo lường mức độ thay đổi giá để đánh giá các điều kiện QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN của thị trường.

Chỉ báo RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (Oscillator) – là biểu đồ đường di chuyển giữa hai mức giới hạn từ 0 đến 100.

Đây là một trong những chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến nhất.

Có 2 cách sử dụng chính:

Một tín hiệu quan trọng để bán hay mua khi sử dụng RSI là quan sát thấy đường RSI đang lao ra khỏi vùng quá mua hoặc quá bán.

Hoặc là khi xảy ra hiện tượng phân kỳ ẩn giữa giá cổ phiếu và RSI

Chỉ báo RSI thường được sử dụng nhiều nhất với chu kỳ 14 phiên, giá trị cũng được chuẩn hóa thành phạm vi từ 0 đến 100 và các đường biên tiêu chuẩn được vẽ ở mức 30 và 70.

Lưu ý: Nếu khung thời gian chọn càng ngắn thì Chỉ số Sức mạnh Tương RSI càng biến động mạnh.

Khi RSI nằm trong vùng trên 70 hoặc dưới 30 báo hiệu giá chứng khoán bị biến động thái quá và sẽ sớm đảo chiều hoặc đi ngang tích lũy tiếp.

8. Chỉ báo dòng tiền MFI

Nếu như bạn là fan hâm mộ các sản phẩm của ”nhà Táo” thì chắc hản biết tới ký hiệu ”MFI” Sau:

Trong danh mục các chỉ báo phân tích kỹ thuật mà mình hay sử dụng cũng có một chỉ báo MFI tương tự..

Money Flow Index là một chỉ báo phân tích kĩ thuật rất hiệu quả bằng việc sử dụng giá và khối lượng để xác định các điều kiện quá mua hoặc quá bán của một tài sản.

Vì lí do này, một số nhà phân tích kĩ thuật gọi chỉ báo MFI là chỉ báo RSI trọng khối.

Do chỉ số này đo lường cả biến động giá và khối lượng, chỉ số Lưu Lượng Tiền MFI cho phép

đo lường thị trường đang quan tâm nhiều hay ít đến cổ phiếu.

Nếu nhà đầu tư quan tâm nhiều, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn trong giao dịch.

Cách sử dụng MFI gần như tương tự cách sử dụng của RSI với 3 cách dùng

·         Phản ứng tại các vùng quá mua, quá bán

·         Mua khi cổ phiếu thoát khỏi vùng quá bán và ngược lại

·         Sử dụng khi xảy ra hiện tượng phân kỳ

9. Chỉ số Stochastic Nhanh và Chậm

Stochastic Oscillator hay còn gọi đơn giản là Stochastic.

Đây là một chỉ báo phân tích kĩ thuật động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ cho chúng ta thấy thông tin về động lượng và cường độ xu hướng.

Stochastics measures the momentum of price. If you visualize a rocket going up in the air – before it can turn down, it must slow down. Momentum always changes direction before price

Chỉ số Stochastic Chậm là một chỉ số biến động giá bao gồm hai đường (Đường %K và

Đường %D) dịch chuyển lên xuống trong biên độ từ 0 đến 100.

Đường %K line di chuyển nhanh hơn. Đường %D di chuyển chậm hơn.

Thông thường, chúng ta có giá trị mặc định theo lý thuyết như sau:

·         Stochastic trên 80: Quá mua (Overbought)

·         Stochastic dưới 20: Quá bán (Oversold)

Cách thường dùng:

Khi Stochastic càng đi lên khỏi mức 80, thị trường càng cho thấy QUÁ MUA và ngược lại.

Bạn cũng có thể xác định tín hiệu MUA BÁN khi hai đường %K và %D của Chỉ số

Stochastic chậm giao cắt nhau.

Chỉ số Wiliams %R

Có 3 điểm chính bạn cân nhớ về chỉ báo này:

1.        Chỉ số Williams %R là một chỉ báo phân tích kĩ thuật biến động giá.

2.        Chỉ số này tương tự như chỉ số Sức mạnh Tương đối RSI.

3.        Chỉ số này bao gồm một đường đơn dịch chuyển lên xuống trong biên độ 0 và 100.

Bất cứ lúc nào đường Williams %R mà nằm trên 80 hoặc dưới 20 thì giá cổ phiếu đều được

xem là biến động thái quá (“over-extended”).

Ichimoku Kinko Hyo – Một chỉ báo toàn diện

Ichimoku Kinko Hyo là gì?

Ichimoku Kinko Hyo thường được gọi là “Ichimoku”, Mây Ichi…

Đây không đơn thuần chỉ là một chỉ báo kỹ thuật mà còn là một phương pháp phân tích kỹ thuật

Phương pháp này được xây dựng dựa trên biểu đồ nến để cải thiện độ chính xác của dự báo về biến động giá.

Ichimoku Kinko Hyo được phát triển vào cuối những năm 1930 bởi Satoru Hosoda. Sau gần 40 năm nghiên cứu và xây dựng, ông đã xuất bản nó vào năm 1968.

Phương pháp này hoạt động như thế nào?

Hệ thống Đám mây Ichimoku hiển thị dữ liệu dựa trên cả các chỉ báo dẫn đường (dự đoán xu hướng) và chỉ báo sau, và biểu đồ được tạo thành từ năm đường:

1. Đường Chuyển đổi (Tenkan-sen): trung bình động của 9 kỳ.

2. Đường Cơ sở (Kijun-sen): trung bình động của 26 kỳ.

3. Khoảng thời gian Dẫn đường A (Senkou Span A): trung bình động của các Đường Chuyển đổi và Đường Cơ sở được dự đoán cho 26 kỳ trong tương lai.

4. Khoảng thời gian Dẫn đường B (Senkou Span B): trung bình động của 52 kỳ được dự đoán cho 26 kỳ trong tương lai.

5. Khoảng thời gian Sau (Chikou Span): giá đóng cửa của kỳ hiện tại được dự đoán cho 26 kỳ trước.

Khoảng cách giữa Khoảng thời gian Dẫn đường A (3) và Khoảng thời gian Dẫn đường B (4) tạo ra đám mây (Kumo), đây có khả năng là yếu tố đáng chú ý nhất của hệ thống Ichimoku. Hai đường này là 26 giai đoạn được dự đoán cho tương lai để đưa ra những thông tin dự báo và, do đó, được coi là chỉ báo dẫn đường. Mặt khác Chikou Span (5) là chỉ báo sau dự báo 26 kỳ trong quá khứ.

Theo mặc định, các đám mây được hiển thị màu xanh lá cây hoặc màu đỏ – để kết quả dễ đọc hơn. Đám mây màu xanh lá cây được tạo ra khi Khoảng thời gian Dẫn đường A (đường đám mây màu xanh lá cây) cao hơn so với Khoảng thời gian Dẫn đường B (đường đám mây màu đỏ). Đương nhiên, đám mây màu đỏ được tạo ra trong tình huống ngược lại.

Điều đáng chú ý là – không giống như các phương pháp khác – các đường trung bình động mà chiến lược Ichimoku sử dụng không dựa trên giá đóng cửa của biểu đồ nến. Thay vào đó, trung bình được tính dựa trên đỉnh và đáy được ghi trong một khoảng thời gian nhất định (trung bình đỉnh-đáy).

Chẳng hạn, phương trình chuẩn cho Đường Chuyển đổi 9 ngày là:

Đường Chuyển đổi = (đỉnh của 9 + đáy của 9 ngày) / 2

Phân tích biểu đồ

Tín hiệu giao dịch Ichimoku

Do bao gồm nhiều yếu tố, Đám mây Ichimoku tạo ra các loại tín hiệu khác nhau. Chúng tôi có thể chia chúng thành các tín hiệu động lượng và tín hiệu theo xu hướng.

Tín hiệu động lượng: được tạo theo mối quan hệ giữa giá thị trường, Đường cơ sở và Đường chuyển đổi. Tín hiệu động lượng Tăng được tạo ra khi một trong hai hoặc cả hai Đường chuyển đổi và giá thị trường di chuyển ở phía trên hơn Đường cơ sở. Tín hiệu động lượng giảm được tạo ra khi một trong hai hoặc cả hai Đường chuyển đổi và giá thị trường di chuyển bên dưới Đường cơ sở. Đường giao giữa Đường chuyển đổi (Tenkan-sen) và Đường cơ sở (Kijun-sen) thường được gọi là đường chéo TK.

Tín hiệu theo xu hướng: được tạo ra theo màu của đám mây và theo vị trí của giá thị trường liên quan đến đám mây. Như đã đề cập, màu sắc của đám mây phản ánh sự khác biệt giữa Khoảng thời gian Dẫn đường A và B.

Nói một cách đơn giản, khi giá luôn nằm cao hơn các đám mây, có khả năng cao là tài sản đang có xu hướng tăng. Ngược lại, khi giá di chuyển bên dưới các đám mây có thể được hiểu là một dấu hiệu của giá giảm, cho thấy một xu hướng giảm. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, xu hướng có thể được coi là không đổi hoặc trung tính khi giá đi ngang bên trong đám mây.

Khoảng thời gian Sau (Chikou Span) là một yếu tố khác có thể giúp các nhà giao dịch phát hiện và xác nhận các xu hướng đảo ngược tiềm năng. Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức mạnh của hành động giá, có thể xác nhận xu hướng tăng nếu nó di chuyển trên giá thị trường, hoặc xu hướng giảm khi ở bên dưới giá thị trường. Thông thường, Khoảng thời gian Sau được sử dụng kết hợp với các thành phần khác của Đám mây Ichimoku chứ không được sử dụng độc lập.

Trên đây là một số cách dùng cơ bản nhất . Một số cách dùng có thể tóm lại như sau :

+ Tín hiệu Tăng giá :

·         Giá di chuyển trên đám mây ( xu hướng )

·         Đám mây chuyển từ màu đỏ sang màu xanh lá cây ( dòng chảy trong xu hướng )

·          Giá di chuyển trên đường Cơ Sở ( đà )

·         Đường chuyển đổi di chuyển lên trên Đường Cơ sở ( động lượng )

+ Tín hiệu Giảm giá :

·          Giá di chuyển dưới đám mây ( xu hướng )

·          Đám mây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ ( dòng chảy trong xu hướng )

·         Giá di chuyển dưới đường cơ sở ( đà )

·         Đường chuyển đổi di chuyển bên dưới đường cơ sở ( động lượng ) Trên đây bài viết đã giới thiệu về các nội dung cơ bản nhất về Ichimoku .

Ví Dụ: Mây Ichimoku báo tăng – Mở điểm mua:

Trên đồ thị ngày cổ phiếu BID đã có sự tăng mạnh mẽ từ vùng đáy. Dự vào chỉ báo kỹ thuật mây Ichimoku ta có thể mở mua tại 3 điểm:

+ Nến tăng biên độ rộng vượt vào trong mây Ichimoku (Vượt kháng cự Senkou Span B).

+ Nến vượt kháng cự nền mây trên và kiểm định lại ( Test Senkou Span A)

+ Test lại Mây Ichimoku.

Mây Ichimoku báo giảm – Mở điểm bán:

Nhìn trên đồ thị 2 lần nến của CTG thủng mây Ichimoku đã xuất hiện xu hướng giảm trung và dài hạn.Ichimoku nói riêng và các công cụ phân tích kỹ thuật Nhật Bản nói chung thường được biết đến là các công cụ cần sự nhạy cảm nhất định của người sử dụng . Do đó hiểu là một chuyện , nâng tầm cách dùng lại là chuyện khác và cách tốt nhất để tự cải thiện là theo dõi cũng như thực hành thường xuyên . Tự học qua những lần đúng và quan trọng hơn ở cả những lần sai .

Fibonacci: Một chỉ số hàng đầu

Tổng quan

Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử 0 và 1 hoặc 1 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng hai phần tử trước nó. Công thức của dãy Fibonacci là:

Các phép tổng hợp Fibonacci này có số series là 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144…và đến vô tận. Điều rất thú vị là là các con số này có mối quan hệ bất biến với nhau.

Sau khi giá cổ phiếu duy trì chuyển động bền vững theo một hướng nhất định (tăng hoặc giảm), giá cổ phiếu có thể điều chỉnh trở lại trước khi bắt đầu di chuyển tiếp.

Chỉ số Fibonacci được dùng để dự đoán các mức giá hỗ trợ và các mức giá tương lai dựa trên khoảng cách mà giá đã dịch chuyển và các bước sóng của giá.

Áp dụng trong phân tích kỹ thuật

Con số Fibonacci thông dụng nhất trong phân tích kỹ thuật chứng khoán là con số 61,8% (thường được làm tròn 62%), 38% và 50%.

Điều này có nghĩa rằng khi xu hướng tăng giá hoặc giảm giá chứng khoán được xem là mạnh, mức truy hồi tối giá thiểu thông thường khoảng 38% và nó có thể lên tới 62%.

Nếu sử dụng các phần mềm giao dịch bạn sẽ thấy Fibonacci có tất cả 10 loại gồm : Fibonacci thoái lui, Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng, Fibonacci kháng cự dạng quạt, Fibonacci vùng thời gian …

Về cơ bản, tất cả các đều kha khá giống nhau, cho nên bạn cũng không cần phải biết hết 10 dạng kể trên, thay vào đó chỉ tập trung tìm hiểu 2 loại Fibonacci là:

·         Fibonacci thoái lui và

·         Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng.

Fibonacci thoái lui

Fibonacci Thoái lui được xác định dựa trên đường xu hướng giữa một điểm Đáy và

một điểm Đỉnh.

·         Nếu xu hướng là đi lên thì đường Truy hồi Giá Fibonacci sẽ giảm dần từ 100% đến 0%

·         Nếu xu hướng giảm, đường Truy hồi Giá Fibonacci sẽ tăng dần từ 0% lên 100%.

·         Đường thẳng nằm ngang được vẽ theo ba mức Fibonacci là 38%, 50% và 62%.

·         Khi mức giá truy hồi, mức hỗ trợ và mức kháng cự thường tiềm cận hoặc gần với mức

Fibonacci Retracement.

Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng – Fibonacci Extension

Nếu Fibonacci Retracemen tìm được điểm vào lệnh và cắt lỗ thì Fibonacci Extension lại hỗ trợ tìm ra điểm chốt lời tối ưu nhất.

Nhiều nhà giao dịch đã tìm cách kết hợp cả 2 loại chỉ báo phân tích kĩ thuật này lại với nhau để tối ưu hóa lợi nhuận giao dịch. Chính vì lẽ đó, hãy cùng mình tìm hiểu cách sử dụng Fibonacci Extension nhé.

Sau khi đã vào lệnh với Fibonacci Retracement, các bạn sẽ xác định được 3 điểm:

1.        Điểm thấp nhất,

2.        Điểm cao nhất và,

3.        Điểm đảo chiều (điểm kết thúc đợt điều chỉnh).

·         Xu hướng tăng

Kéo con trỏ từ điểm thấp nhất (1) đến điểm cao nhất (2) rồi thả ra, sau đó bấm đúp chuột vào đoạn thẳng nối điểm (1) và (2), sau đó kéo điểm (3) đến vị trí của điểm đảo chiều.

Các tỷ lệ của Fibonacci Extension trong xu hướng tăng bao gồm 0.0 – 0.236 – 0. 382 – 0.5 – 0.618 – 0.764 – 1.0 – 1.236 – 1.618 – 2.618…. theo thứ tự từ dưới lên.

Trong đó,

·         Tỷ lệ từ 0.618 – 1.618 là các mức chốt lời tiềm năng.

·         Các mức dưới 0.618 thường không được sử dụng phổ biến do tỷ lệ Reward:Risk thấp,

·         Ngược lại, các mức trên 1.618 thường rất khó xảy ra, trừ khi thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc giảm dài hạn.

Nếu chỉ sử dụng Fibonacci Extension để lựa chọn được điểm chốt lời tốt thì rất khó.

Thay vào đó, còn rất nhiều chỉ báo phân tích kĩ thuật khác cũng được sử dụng để tìm kiểm điểm đảo chiều, khi kết hợp với Fibonacci Extension , các bạn sẽ chọn ra được đâu là mức chốt lời tốt nhất ở từng tình huống cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *