contact.wikinvest@gmail.com | 0392.398.516

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Top 10 trái phiếu doanh nghiệp được mua nhiều nhất 2021

1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì

1.1. Khái niệm

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

1.2. Các loại trái phiếu doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại, chúng ta có thể tìm hiểu thông tin về các loại trái phiếu này ngay dưới đây:

– Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ (%) cố định tính theo mệnh giá.

– Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Ngược lại với trái phiếu lãi suất cố định.

– Trái phiếu không lãi suất: Trái phiếu không có lãi nhưng được mua với giá chiết khấu.

– Trái phiếu vô danh: Trái phiếu không ghi tên người mua

– Trái phiếu ghi danh: Trái phiếu có ghi tên của người mua

– Trái phiếu có thể chuyển đổi: được quyền chuyển đổi sang cổ phần của công ty

– Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Trái phiếu có kèm phiếu cho phép mua một số lượng cổ phiếu nhất định.

– Trái phiếu có thể mua lại: Cho phép nhà phát hành có thể mua lại trước khi đến hạn thanh toán

– Trái phiếu bảo đảm: Trái phiếu mà nhà phát hành sử dụng một tài sản có giá trị để làm vật đảm bảo.

– Trái phiếu có tài sản cầm cố: Là loại trái phiếu đảm bảo bằng việc nhà phát hành cầm cố một tài sản để đảm bảo thanh toán cho chủ trái phiếu.

– Trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại trái phiếu được đảm bảo bằng việc người phát hành thường đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo

– Trái phiếu không đảm bảo: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ có uy tín của người phát hành.

1.3. Lãi suất

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp là tỷ lệ % tính theo năm, được sử dụng để tính số tiền lãi đầu tư trái phiếu mà doanh nghiệp chi trả cho nhà đầu tư.

Có 2 loại lãi suất trái phiếu doanh nghiệp như sau:

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cố định: Là tỷ lệ % được cố định trong suốt thời hạn trái phiếu.

Lãi suất trái phiếu thả nổi: Là tỷ lệ % được thả nổi theo thị trường. Thông thường sẽ bằng một mức lãi suất tiết kiệm bình quân của một số ngân hàng lớn cộng với biên độ cố định.

Mức lãi suất này sẽ được quy định cụ thể trên các thông báo chào bán trái phiếu, bản cáo bạch và bản xác nhận trái phiếu.

Ví dụ: 

Ở Việt Nam, Lãi suất phát hành trái phiếu DN bình quân 6 tháng đầu năm 2021 là 7,9%/năm, giảm 1,6%/năm so với cùng kỳ năm 2020 (9,5%/năm)

2. Điều kiện phát hành

  • Doanh nghiệp phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm;
  • Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đầy đủ điều kiện;
  • Ký hợp đồng với tổ chức tư vấn về phát hành hồ sơ trái phiếu theo đúng quy định;
  • Đảm bảo tuân thủ số lượng nhà đầu tư khi phát hành;
  • Có phương án phát hành được phê duyệt;
  • Thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi của trái phiếu đã phát hành trong 3 đợt liên tiếp trước đó;
  • Đáp ứng đủ các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật;
  • Đảm bảo số dư nợ trái phiếu riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 5 lần vốn sở hữu, căn cứ theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
  • Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày công bố tin tức. Đợt phát hành sau phải cách đợt trước tối thiểu 6 tháng.

3. Công ty nào được phát hành trái phiếu

– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu DN.

4. Mua, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ở đâu

Hiện nay, ngoài việc các doanh nghiệp phát hành trái phiếu tự chào bán trái phiếu của mình, việc giao dịch trái phiếu còn có thể thông qua sự phân phối của các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán.

5. Top 10 trái phiếu doanh nghiệp được đầu tư nhiều nhất

Tính đến thời điểm quý 1/2021, Công ty cổ phần BCG Land, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại dịch vụ Gia Khang; Công ty cổ phần Kinh doanh F88, Công ty cổ phần Anh Ngữ APAX… là những cái tên trong TOP 15 doanh nghiệp trả lãi suất cao nhất, huy động được khoảng 9.000 tỷ đồng.

Vùng lãi suất TOP 15 doanh nghiệp trả cao nhất dao động từ 11%-12,2% (xem bảng). Bên cạnh trả lãi cao, trái phiếu TOP 15 doanh nghiệp này có thêm đặc điểm là kỳ hạn ngắn, 1,2 năm; 2 năm; 3 năm. Trong khi đó, thống kê của Công ty Chứng khoán MBS cho biết, kỳ hạn bình quân của trái phiếu doanhnghiệp phát hành quý I năm 2021 là 3,5 năm, lãi suất bình quân là 9,9%/năm.

Top 10 trái phiếu doanh nghiệp được đầu tư nhiều nhất

TOP các doanh nghiệp trả lãi suất cao nhất, gọi vốn trong quý I/2021

Nguồn: Công ty chứng khoán MBS

6. Trái phiếu doanh nghiệp khác gì so với trái phiếu chính phủ

Về điểm giống nhau, giữa trái phiếu doanh nghiệp là gì và trái phiếu chính phủ đều có những tính chất sau đây:

  • Đều là chứng chỉ nợ, quy định nghĩa vụ thanh toán nợ của bên phát hành;
  • Nhà đầu tư đóng vai trò là người cho vay, thu nhập dựa trên lãi suất định kỳ;
  • Có khả năng mua đi bán lại, tặng hoặc chuyển nhượng;
  • Đều có lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm;
  • Có kỳ hạn tối thiểu là 1 năm.

Vậy 2 loại trái phiếu trên khác nhau ở những điểm nào? Bảng sau đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất:

Trái phiếu doanh nghiệp khác gì so với trái phiếu chính phủ

Nguồn: Công ty chứng khoán Vndirect.

Wikinvest là nơi cung cấp cho nhà đầu tư kiến thức về tài chính, chứng khoán một cách chính xác, đầy đủ, và toàn diện nhất.

Tất cả các báo cáo hay khuyến nghị từ Wikinvest đều xuất phát từ triết lý “đầu tư giá trị”, kết hợp với quá trình phân tích cẩn trọng và tầm nhìn dài hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
 
0392.398.516