1. Khái niệm trái phiếu là gì?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Bản chất kinh tế của trái phiếu là quan hệ vay nợ giữa chủ nợ và người đi vay. Người phát hành có tư cách là người đi vay, người mua là người cho vay và được gọi là trái chủ (chủ nợ). Công ty phát hành phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Thị trường trái phiếu (bond market) là khái niệm dùng để chỉ sự gặp gỡ giữa người mua và người bán một loại trái phiếu ở bất kỳ địa điểm nào, ví dụ thị trường chứng khoán.
Trái khoán là một công cụ nợ không được bảo đảm bằng các tài sản hữu hình hoặc kí quỹ nào mà nó chỉ được đảm bảo bằng mức độ tin cậy về khả năng trả nợ hay là uy tín của chính công ty phát hành trái khoán. Cả chính phủ và các doanh nghiệp đều thường xuyên phát hành loại trái khoán này để huy động vốn.
Ví dụ: chính phủ thường phát hành hai loại trái khoán là trái phiếu kho bạc (treasury bond) và kỳ phiếu kho bạc (treasury bill). Các nhà đầu tư mua hai loai này vì chúng được coi là không chứa đựng rủi ro và có tính thanh khoản cao. Cho dù trường hợp xấu nhất có xảy ra thì chính phủ cũng có thể in thêm tiền hoặc tăng thuế để trả nợ.
2. Điều kiện phát hành trái phiếu?
Đối với trái phiếu Chính phủ.
- Khi nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá với cam kết chắc chắn chào giá mua, giá bán hàng ngày đối với các công cụ nợ chuẩn theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ nhưng không có đủ tráiphiếu Chính phủ để giao dịch.
- Khối lượng phát hành để đảm bảo thanh khoản của thị trường tại mọi thời điểm phải thuộc hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhà tạo lập thị trường phải ký quỹ bắt buộc tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Đối với trái phiếu doanh nghiệp.
Hiện nay, việc phát hành trái phiếu là một trong các cách thức huy động vốn được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Các doanh nghiệp khi huy động vốn cần phải có đủ điểu kiện theo quy định của pháp luật.
3. Đặc điểm của trái phiếu
- Chủ thể phát hành không chỉ có công ty, mà còn có chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương.
- Người mua chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành. Khác với người mua cổ phiếu là người chủ sở hữu công ty.
- Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ sở hữu trước, sau đó mới chia cho các cổ đông.
4. Phân loại trái phiếu
4.1. Phân loại theo nguồn phát hành trái phiếu
- Trái phiếu doanh nghiệp: Là do doanh nghiệp phát hành nhằm tăng vốn hoạt động. Trái phiếu (TP) của doanh nghiệp có nhiều loại và đa dạng. (xem bài viết : Trái phiếu doanh nghiệp để hiểu rõ hơn)
- Trái phiếu Chính phủ: là do Chính phủ phát hành nhằm mục đích huy động tiền nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế – xã hội bổ sung vào ngân sách Nhà nước. Chính phủ được xem là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, TP Chính phủ được xem là loại chứng khoán rủi ro ít nhất. (Xem bài viết : Trái phiếu chính phủ để hiểu rõ hơn)
- Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng: Các tổ chức này có thể được phát hành TP nhằm tăng thêm vốn hoạt động. (xem bài viết : Trái phiếu ngân hàng để hiểu rõ hơn)
4.2. Phân loại lợi tức trái phiếu
- Lãi suất cố định: Là loại mà lợi tức được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
- Lãi suất biến đổi (thả nổi): Là loại mà lợi tức sẽ được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo lãi suất tham chiếu của nó.
- Lãi suất bằng không: Là loại mà nhà đầu tư không được nhận lãi. Tuy nhiên sẽ được mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi đáo hạn theo quy định.
5. Lãi suất trái phiếu trên thị trường
- Đối với trái phiếu chính phủ:
Được chính phủ được phát hành qua sản phẩm phái sinh kỳ hạn 5 năm (dành cho nhà đầu tư có tổ chức) và 10 năm (dành cho tất cả các nhà đầu tư). Tuy rằng độ an toàn và tính thanh khoản luôn ở mức cao nhất nhưng lãi suất rất thấp chỉ khoảng 2% – 5%/ năm.
- Đối với trái phiếu doanh nghiệp:
Trên thị trường có rất nhiều các doanh nghiệp được phát hành với kỳ hạn ngắn và mức lãi suất khoảng 6,8%/ năm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng khi lựa chọn doanh nghiệp để tránh nhưng rủi ro về tín dụng, về thanh khoản.
6. Những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư (mua) trái phiếu
- Rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng (rủi ro vỡ nợ) được hiểu là những trường hợp mất cả gốc lẫn lãi khi con nợ không có khả năng được trả vào ngày đáo hạn. Trái phiếu chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Các công ty không có những quyền đó, do vậy tráiphiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.
- Rủi ro trả trước.
Khi một đợt phát hành tráiphiếu nào đó được trả sớm hơn dự kiến, thông thường qua điều khoản gọi được gọi là rủi ro trả trước. Có thể xem đây là tin xấu đối với các nhà đầu tư, bởi vì công ty chỉ có động lực để trả nợ sớm khi lãi suất giảm đáng kể. Thay vì tiếp tục giữ lại một khoản đầu tư lãi suất cao, các nhà đầu tư sẽ ngừng lại để tái đầu tư vốn trong một môi trường lãi suất thấp hơn.
- Rủi ro lãi suất.
Lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo:
Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cố gắng nắm bắt hoặc “khóa” lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể. Họ sẽ thu lãi từ trái phiếu trả lãi suất cao hơn so với giá thị trường bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến việc tăng giá của nó.
Ngược lại, khi mức lãi suất hiện hành tăng lên, các nhà đầu tư đương nhiên sẽ từ bỏ những tráiphiếu trả lãi suất thấp. Điều này sẽ làm cho giá nó giảm xuống.
- Rủi ro lạm phát.
Khi chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của lãi suất đầu tư? Khi đó, sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm.
Cụ thể, giả sử một nhà đầu tư có khả năng thu được mức lãi suất 2%, nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.
- Rủi ro thanh khoản.
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản. Có một loại rủi ro đó là nhà đầu tư có thể không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng do thị trường của nó quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán.
Lãi suất thấp trong một đợt phát hành trái phiếu có thể dẫn đến biến động giá đáng kể và có tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ (khi bán). Cũng giống như cổ phiếu được giao dịch trong một thị trường thưa thớt, bạn có thể buộc phải bán nó với một mức giá thấp hơn nhiều so với dự kiến.
- Rủi ro độ tín nhiệm.
Một công ty có độ tín nhiệm thấp về khả năng hoạt động kinh doanh và trả nợ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến việc phát hành. Các nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp đó cũng khó có thể bị tổn thất khi muốn bán nó.
7. Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu
- Giống nhau:
- Được hưởng chênh lệnh giữa mua bán.
- Đều là 2 hình thức huy động vốn.
- Đều có khả năng sinh lời.
- Là một hình thức cầm cố, có thể chuyển nhượng, thừa kế hoặc mang đi thế chấp.
- Khác nhau:
Trái phiếu
- Là chứng chỉ ghi nhận nợ, nhà đầu tư là chủ nợ.
- Nhà đầu tư không có quyền tham gia vào hoạt động công ty.
- Có lãi suất.
- Có ngày đáo hạn.
- Ít rủi ro hơn
- Do doanh nghiệp và Chính phủ phát hành.
- Được chuyển đổi thành cổ phiếu.
Cổ phiếu
- Là chứng chỉ ghi nhận góp vốn, nhà đầu tư là cổ đông.
- Nhà đầu tư có quyền tham gia vào hoạt động công ty.
- Không lãi suất.
- Không có ngày đáo hạn.
- Không có rủi ro.
- Chỉ có doanh nghiệp phát hành.
- Không được chuyển đổi thành trái phiếu.